Uất ức vì mẹ chồng "5 lần 7 lượt" bêu xấu mình với nhiều người xung quanh, chị đã có lần từng ngỏ ý với chồng cả hai ra ở riêng để tránh rắc rối về sau, nhưng chồng không đồng ý.
- Mẹ chồng ép tôi phải đưa vàng cưới, chẳng ngờ vài ngày sau bà vừa tức giận vừa cay đắng nhưng vẫn phải mang trả lại
- Mẹ chồng bất ngờ tiết lộ bí mật của con trai khiến tôi không biết có nên tiếp tục cuộc hôn nhân 7 năm của mình hay không?
Không phải tự nhiên câu nói "con dâu là bộ mặt của gia đình" lại mang ý nghĩa lớn lao đến vậy. Một người phụ nữ khi được gả đi, ngoài xinh đẹp, giỏi giang, biết đảm đương trách nhiệm của một người vợ, người mẹ thì còn phải hành xử khéo léo để thuận hòa gia đình hai bên.
Tuy nhiên, dù gánh vác vai trò lớn nhưng những người phụ nữ khi "về nhà người ta" lại thường không mấy được xem trọng, một phần bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến đã "ăn sâu". Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là vấn đề nan giải, khiến không ít người phải suy nghĩ.
Dưới đây là câu chuyện có thật, được chia sẻ bởi một người phụ nữ giấu tên. Trong đó, nhân vật nữ chính tâm sự về nỗi khổ của mình khi bị mẹ chồng hết chê trách "vụng về, không được tích sự", lại nghi ngờ "ăn trộm, ăn cắp" tiền của chồng để làm chuyện riêng.
Theo người phụ nữ, lúc mới về làm dâu, khi ấy vợ chồng còn chưa có con cái. Chị và chồng, cả hai cùng đi làm vì muốn kiếm thêm nguồn thu nhập để cuộc sống được dư dả, thoải mái hơn. Tuy nhiên, sau khi mang thai sức khỏe đi xuống, chị không thể đến công ty được nữa nên đành xin nghỉ.
Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu cũng bắt đầu từ đó. Bà cho con dâu đã không kiếm được tiền, lại "thèm ăn, thèm ngủ" suốt, oái oăm toàn vào lúc trời khuya vẫn bắt con trai mình đi mua đồ ăn, nên mắng chị là đồ "hành" chồng.
"Bà xót con trai phải một mình đi làm, nuôi vợ và gia đình. Bầu bí mà, tôi thèm ngủ, thèm ăn đủ thứ, mà trớ trêu thay, tôi hay thèm ăn về đêm. Thấy con trai đêm nào cũng phải mang cặp lồng đi mua bún, mua chè, gà tần...cho vợ, bà ghét lắm. Mẹ chồng mắng tôi là "hành" chồng, rồi đi rêu rao mọi nơi rằng tôi lười, thấy chồng hiền thì bắt nạt", người phụ nữ xót xa chia sẻ.
Uất ức vì mẹ chồng "5 lần 7 lượt" bêu xấu mình với nhiều người xung quanh, chị đã có lần từng ngỏ ý với chồng cả hai ra ở riêng để tránh rắc rối về sau, nhưng chồng không đồng ý vì mẹ già tuổi cao sức yếu, lại có tiền sử bị tiền đình và cao huyết áp, ngộ nhỡ không may xảy ra chuyện thì ân hận cả đời.
Vốn là người phụ nữ hiểu chuyện, chị nhanh chóng đồng cảm với nỗi lo của chồng và quyết định cả gia đình vẫn chung sống với nhau. Đồng thời, tự nhủ với bản thân: "Chỉ cần con cứng cáp, đủ ngày đủ tháng, tôi sẽ cho nó đi học. Sau đó tôi sẽ đi làm trở lại, chứ ở nhà cũng tù túng lắm".
Thời gian cứ thế trôi qua, cũng đến ngày chị sinh. Những tưởng "có mẹ chồng thì tôi sẽ nhàn nhã một tí" nhưng sự thật "bà chẳng phụ tôi tắm rửa, thay tã, thay bỉm cho con. Ngược lại chỉ chê trách tôi", cô con dâu chia sẻ.
Lần đầu làm mẹ, những việc chăm sóc con cái không thể tránh khỏi "vụng về". Nhưng dường như mẹ chồng không hiểu cho điều đó, mà lại "bĩu miệng" chê trách con dâu: "Không biết làm mẹ, không biết cho con bú, không biết tắm cho con…".
Thậm chí, cũng "nhờ" mẹ chồng mà con chị sinh ra thói quen "ngày ngủ đêm thức", khiến mỗi khi đêm về, chị không thể nào nghỉ ngơi.
"Ban ngày bà thường vào phòng, nhận trông cháu, rồi ru nó ngủ. Sau đó bắt tôi đi giặt tã, quần áo cho con, rồi cơm nước cho cả nhà. Ban đêm, tôi mới có thời gian nghỉ ngơi thì con lại dậy quấy khóc đòi ăn, đòi người chơi với nó", chị chia sẻ.
Nhưng nói thật thì lại mất lòng, mẹ chồng chị bảo: "Có người trông cho là may rồi, còn cành cao cành thấp”. Bất đắc dĩ, sau đó chị đành nhờ mẹ đẻ lên chăm nom con hộ. Nhưng vì không thích con dâu, thông gia bên nội đã thẳng thừng nói với đằng ngoại, ý không biết dạy con, may mắn còn vào được gia đình này, chứ người khác là bị "trả về nơi sản xuất" rồi.
Người làm dâu sau đó lại bị chính mẹ ruột trách cứ ăn ở kiểu gì lại làm phật lòng mẹ chồng như vậy.
Những tháng ngày ở cữ vậy là cũng qua, mẹ ruột chị đã trở về quê. Cả gia đình giờ còn lại 4 người. Lúc này, mẹ chồng lại sinh tật hay "rình mò" cuộc sống vợ chồng các con: "Sợ tôi không cho chồng ngủ, bắt anh dậy để phục vụ tôi. Bà còn sợ tôi bắt anh thỏa mãn nhu cầu dục vọng của tôi. Giờ chẳng may tôi chửa thêm đứa nữa, người khổ sẽ là con trai bà". Đến lúc này, chị đã rất khổ tâm với bà.
Trong một lần rình mò, đúng lúc chị đang mở sổ sách ra tính toán số tiền kiếm được từ công việc làm thêm tại nhà, mặc dù biết là mẹ chồng nhưng chị vẫn cố tình làm ngơ, vì đây "không phải là lần một, lần hai" nên thôi, đành mặc kệ cho qua.
Tuy nhiên, khác với những lần trước, cửa phòng bật mở ra, mẹ chồng lao vào, trước đó đã thấy tôi "đang ngồi đếm 1 xấp tiền 500.000 đồng dày cộp", không cần biết đầu đuôi, đúng sai, bà đã quát: "Chị làm gì mà có cả đống tiền thế này. Chị định ỉm tiền để làm gì?".
Chị ngỡ ra mẹ đang nghi ngờ mình lấy trộm tiền của chồng. Lúc này mới ngẩng đầu lên nói: "Thưa mẹ, đây là tiền con kinh doanh online và nhận làm thêm tại nhà những ngày qua con nghỉ đẻ. Mẹ nghĩ tiền hàng tháng con đưa cho mẹ là tiền của chồng con ư. Nhầm rồi ạ, công ty anh ấy đang nợ lương nhiều tháng nay, chồng con còn đang xoay xở tìm công việc mới. Tiền con đưa cho mẹ hàng tháng đều là con kiếm đó. Đây cũng là lý do con ôm điện thoại cả ngày mà mẹ thường hay nói xấu con đấy".
Mẹ chồng lúc này đã hoàn toàn đuối lý, đứng lặng người một lúc mà không thốt nổi lời nào. Bà không ngờ rằng, con dâu chỉ ở nhà mà lại có khả năng kiếm nhiều tiền hơn con trai bà đi làm. Kể từ đó, thái độ của mẹ chồng đối với nàng dâu "vô tích sự" kia đã thay đổi hoàn toàn.