Hội chứng "ống cổ tay" ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe mẹ bầu 19/12/2017 04:13

Khi mang thai, nhiều chị em thường cảm thấy đau tức, khó chịu ở phần cổ tay. Vậy đây là hiện tượng gì và phải khắc phục thế nào?

Nội dung bài viết

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay hay hội chứng đường hầm, hội chứng chèn ép thần kinh giữa thường gặp khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 của thai kỳ. 

Các triệu chứng thông thường bao gồm tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.

Hội chứng 'ống cổ tay' ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 1

Hội chứng ống cổ tay thường xuất hiện khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 của thai kỳ. (Ảnh minh họa) 

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinh ở cổ tay. Dây thần kinh này chạy từ cẳng tay qua ống cổ tay xuống đến bàn tay. Nó chi phối cảm giác cho ngón cái và ba ngón tiếp theo về phía gan tay. Nó cũng chi phối vận động cho các cơ thuộc mô ngón cái.

Nói chung, những yếu tố gây kích thích hay đè ép dây giữa trong ống cổ tay đều có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Trong nhiều trường hợp, không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác nhận. Thường là do một sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây ra.

Làm gì khi bị hội chứng ống cổ tay?

Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến các mẹ bầu khó chịu. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất ngay khi bạn sinh con, lúc hormone và chất dịch trong cơ thể quay trở về “nguyên trạng”. Khi nhận thấy những dấu hiệu của hội chứng này, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm bớt cảm giác khó chịu, ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn.

Hội chứng 'ống cổ tay' ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 2

Dù bị đau tay, mẹ bầu cũng không được tự ý uống thuốc giảm đau mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước. (Ảnh minh họa) 

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động làm cho hội chứng ống cổ tay nghiêm trọng hơn. Chỉ một số điều chỉnh nhỏ đôi khi lại mang đến những thay đổi lớn cho đôi bàn tay mẹ. Chẳng hạn như nếu phải làm việc nhiều với máy tính, mẹ bầu nên điều chỉnh ghế cao hơn để tay không phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Sử dụng hai tay khi đánh máy. Dành thời gian nghỉ ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay.

Tìm tư thế ngủ thích hợp

Nếu những cơn đau làm phiền mẹ lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.

Hội chứng 'ống cổ tay' ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 3

Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt đau đớn. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục nhẹ nhàng 

Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu này.

Bổ sung vitamin B6

Bổ sung vitamin B6 cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ống cổ tay nhưng mẹ cần hỏi bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

Nếu tình trạng đau tay trầm trọng hơn và cản trở sinh hoạt nhiều, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tìm liệu pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể cho mẹ bầu dùng thanh nẹp tay hoạc dây đeo cổ tay nếu thấy cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Sau sinh muốn nhanh HỒI PHỤC, nhiều SỮA cho con mẹ bầu đừng bỏ qua những loại thực phẩm này

Chế độ ăn uống của các mẹ sau sinh vô cùng quan trọng. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục và đảm bảo đủ sữa cho con bú. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua sau sinh.

TIN MỚI NHẤT