Một cơ thể với hệ tiêu hóa cùng đường ruột tốt giúp con người khỏe mạnh và trường thọ. Đặc biệt, thông qua việc ăn uống lành mạnh, bạn cũng góp phần giúp đào thải, loại bỏ độc tố, ký sinh trùng và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Công thức pha chanh và tỏi được xem như ‘tiên dược’ giúp lọc sạch mạch máu, bệnh đau tim và đột quỵ phải chạy xa
- Những loại rau có thể khiến bạn ‘tăng cân chóng mặt’, đến thịt cá cũng phải sợ vì calo cao
Có lẽ vì thế mà việc bổ sung các món ăn/nước uống này nhất định không nên bỏ qua nhằm mang đến cho bạn một cuộc sống chất lượng và tươi trẻ hơn.
1/ Uống nước mật ong trước khi ăn sáng
Từ lâu, chúng ta đã không xa lạ với việc dùng mật ong giúp giải tỏa những căng thẳng. Mật ong từ xa xưa đã là một sản phẩm tốt để giải độc và làm đẹp, chứa nhiều loại axit amin và vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Tiêu thụ mật ong thường xuyên có tác dụng nhất định đối với việc phòng và điều trị bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh đồng thời tống độc tố ra ngoài.
Bên cạnh đó, mật ong còn được chỉ ra có lợi cho dạ dày, hệ tiêu hóa khi giúp kháng khuẩn, thúc đẩy đại tiện, thải sạch độc tố. Khi sử dụng mật ong lúc còn đói, tác dụng này được diễn ra thuận lợi hơn vì nhu động ruột diễn ra nhanh nhất lúc bụng đói. Sử dụng nước ấm nóng vừa đủ, pha mật ong cùng một vài lát gừng, chanh mật ong sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột khá tốt.
2/ Ăn rau xanh và trái cây mỗi ngày
Theo nghiên cứu, chất xơ chứa cellulose và các sợi giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón, hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ cũng tham gia tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các lợi khuẩn có trong ruột kết, “dọn dẹp” vi khuẩn gây hại, từ đó giúp làm sạch đại tràng một cách tự nhiên.
Trái cây tươi và rau quả giàu paraphytochemical, là một vũ khí kỳ diệu để duy trì sức khỏe đường ruột. Những siêu sao về sức khỏe đường ruột bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cà chua, hành tây, cam quýt, súp lơ xanh, cải bó xôi, quả mâm xôi, táo xanh. Trong đó, hàm lượng chất xơ trong táo cao hơn các loại trái cây thông thường, chất pectin chứa trong táo giúp làm mềm phân, giúp ích rất nhiều cho việc thải độc tố đường tiêu hóa.
Bạn cũng có thể chọn nước ép cà rốt. Cà rốt chứa khoảng 87% nước và có khả năng giải độc tốt. Chúng hỗ trợ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, một cốc nước ép cà rốt vào buổi sáng vừa giúp bổ sug vitamin cho cơ thể, vừa giúp bạn có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
3/ Ăn 1 hộp sữa chua/ngày
Sữa chua chứa lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong sữa chua được làm từ sữa đã lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic và nhiều vi khuẩn có lợi khác. Những vi khuẩn này sống trong đường tiêu hóa có thể giữ cho đường ruột của chúng ta luôn khỏe mạnh và cải thiện tiêu hóa. Vi khuẩn Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Do đó, việc bổ sung sữa chua hàng ngày tốt cho sức khỏe. Bạn nên sử dụng các loại sữa chua tự làm, ít đường ngọt, ít chất béo, có thể sử dụng một số loại sữa chua từ các công thức lên men tự nhiên như kefir, Hy Lạp.
4/ Ăn kĩ, nhai chậm
Nhai chậm là điều cần thiết để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bởi vì ruột luôn cần thời gian để hấp thụ mọi chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đảm bảo rằng đồ ăn không bị mắc kẹt, tạo ra khí và gây ra các vấn đề như táo bón, tiêu chảy và không dung nạp thực phẩm. Nhai chậm là điều cần thiết để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nhai thực phẩm như một số loại gạo lứt, các loại hạt nguyên cám còn giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bạn có thể chọn các thức ăn mềm, các loại thực phẩm dạng soup, cháo, đậu nấu chín cũng mang đến lợi ích cho đường ruột, đặc biệt vào bữa sáng.
Một số cách làm sạch đường ruột khác
Nước muối
Để làm sạch đại tràng, bạn cũng có thể thử cách thải độc và các chất cặn bã nhờ nước muối. Pha một thìa cà-phê muối biển trong ly nước khoảng 180ml và đun sôi. Uống khi nhiệt độ nước còn ấm hoặc mát, sau đó nằm xuống và dùng tay xoa bụng, massage bụng theo chiều kim đồng hồ và di chuyển từ phần bao tử dần xuống phần bụng dưới. Tiến trình này giúp loại bỏ các độc tố, ký sinh trùng và vi khuẩn trong đường ruột.
Muối có vị mặn, tính hàn, thường được biết đến với khả năng sát khuẩn, kháng khuẩn và làm sạch đường ruột. Sử dụng nước muối ấm là phương pháp được ưu tiên áp dụng đối với những người thường xuyên bị táo bón, ngộ độc hay chuyển động ruột không đều. Duy trì thực hiện đều đặn trong 2 tuần liên tục để thấy được những thay đổi tích cực và rõ rệt.
Vận động thể dục mỗi ngày
Tập thể dục có thể kích thích quá trình trao đổi chất được đẩy nhanh, khi cơ thể đổ mồ hôi cũng sẽ giúp một số chất độc có thể được đào thải ra ngoài kịp thời.
Tập thể dục giải độc không nhất thiết phải là một phương pháp tập luyện quá mạnh. Đi bộ, chạy bộ, yoga, aerobic và tập Thái Cực Quyền đều là những lựa chọn tốt.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian cũng là phương pháp được nhiều người gặp vấn đề về đại tràng lựa chọn. Cách làm này mang đến nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện... Trong đó, một số bài thuốc thường được áp dụng nhất là uống trà xanh, uống bột nghệ với mật ong, ăn lá mơ và trứng gà áp chảo, mật ong trộn vừng đen, uống nước lá vối hay nước lá ổi…
Ngoài ra, hãy nhớ không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ để không làm tăng gánh nặng lên ruột và làm xáo trộn đường tiêu hóa.Giữa các bữa ăn, ruột cần thời gian để nghỉ ngơi và dự trữ năng lượng cho công việc tiếp theo. Chính vì thế sau khi ăn no, mọi người không nên lập tức vận động mạnh.
Cuối cùng, hãy đảm bảo bữa ăn của bạn luôn có rau xanh và hoa quả, trong bữa cơm chỉ ăn no 70-80% rồi dừng lại. Điều này sẽ giúp cho ruột của bạn được nghỉ ngơi và loại bỏ dư lượng thức ăn trong ruột.