Thủy đậu là một bệnh lý phổ biến và có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vậy vacxin thủy đậu tiêm mấy mũi, khi bị thủy đậu rồi có cần phải tiêm nữa không,....
- Thủy đậu mọc trên đầu có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu bệnh thủy đậu lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Càng ngày môi trường càng biến đổi, kéo theo đó là sự phát triển của hàng trăm hàng nghìn chủng vi khuẩn virus có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, mọi người cần đi tiêm phòng những mũi tiêm mà Bộ Y Tế khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân. Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến. Vậy, thủy đậu tiêm mấy mũi, khi bị rồi có cần tiêm phòng nữa không, tiêm xong có sốt hay không,... tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây.
Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện
Thủy đậu là một bệnh lý bắt nguồn từ một loại virus có tên là Varicella Zoster. Bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Thủy đậu là một bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần chữa trị sớm và dứt điểm tránh để biến chứng nặng.
Thời gian ủ bệnh của thủy đậu giao động từ 10 đến 15 ngày, thời gian này rất khó nhận biết các biểu hiện. Nếu có thì cũng chỉ là những triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn mà thôi. Và hầu hết tất cả mọi người đều nhầm lẫn nó với những triệu chứng cảm cúm thông thường. Chính vì thế không ai nghĩ rằng đó là triệu chứng của thủy đậu.
Sau thời gian ủ bệnh sẽ là thời gian phát bệnh. Thời điểm này, sẽ có rất nhiều nốt tròn đỏ mọc lên và dần dần biến thành mụn nước. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Sau 5 đến 8 ngày, các nốt phồng sẽ tự khô, đóng vảy và tự tróc khỏi da không để lại sẹo.
Thủy đậu có thể lây qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh. Khi bị thủy đậu bạn nên chú ý kiêng nước và gió để bệnh nhanh lành. Đặc biệt là không gãi khi ngứa, tránh gây hiện tượng vỡ nốt mụn nước sẽ rất nguy hiểm. Việc mụn nước bị vỡ sẽ khiến mụn mọc lây lan trên diện rộng, vừa để lại sẹo, đặc biệt còn có nguy cơ nhiễm trùng nặng.
Những điều cần biết về bệnh thủy đậu
Vacxin thủy đậu tiêm mấy mũi?
Bệnh thủy đậu có vacxin cho tất cả mọi đối tượng, có 2 mũi cơ bản chia thành 2 đợt tiêm. Mỗi đối tượng có một lịch tiêm khác nhau:
Với trẻ em từ 1 đến 12 tuổi
- Mũi 1: Lần đầu tiêm
- Mũi 2: Ít nhất 3 tháng kể từ thời điểm tiêm mũi đầu
Với trẻ em từ 13 tuổi và người lớn
- Mũi 1 : Lần đầu tiên
- Mũi 2: Ít nhất 1 tháng kể từ thời điểm tiêm mũi đầu
Vacxin thủy đậu giá bao nhiêu?
Vacxin thủy đậu chưa có trong danh sách các loại vacxin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Chính vì vậy, tùy vào từng cơ sở tiêm chủng sẽ có từng mức giá khác nhau.
Bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không?
Người đã mắc bệnh thủy đậu không cần phải tiêm phòng thủy đậu nữa bởi lúc này cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh lý đó.
Tiêm phòng thủy đậu có bị nữa không?
Theo như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, có đến hơn 90% số người không tiêm vacxin thủy đậu sẽ mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên vẫn có trường hợp đã tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn phát bệnh nhưng những trường hợp này mức độ nhẹ hơn nhiều, sốt nhẹ và số mụn nước mọc trên da chỉ bằng 50% so với lần bị đầu tiên.
Chích ngừa thủy đậu có bị sốt không?
Người sau khi tiêm vacxin ngừa thủy đậu có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như sau:
- Sốt nhẹ và lên phát ban đỏ như bị thủy đậu nhưng không hình thành mụn nước như khi bị thủy đậu thật.
- Ho, sổ mũi đau đầu buồn nôn
- Cơ thể đau nhức và có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Đó là những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin ngừa thủy đậu, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện này, các bạn cũng không nên quá lo lắng.
Một số lưu ý khi tiêm vacxin ngừa thủy đậu
- Mùa thủy đậu bắt đầu vào tháng 2 - 6 hàng năm, vacxin thủy đậu chỉ có tác dụng sau 1 đến 2 tuần kể từ thời điểm tiêm. Chính vì thế, mọi người nên đi tiêm chủng trước khi vào mùa dịch 1 tháng.
- Phụ nữ đang có kế hoạch mang bầu thì nên tính toán, ít nhất sau 3 tháng kể từ thời điểm tiêm phòng thủy đậu mới được có thai.
- Không tiêm vacxin phòng ngừa thủy đậu cho những đối tượng dị ứng với loại vacxin này và có dấu hiệu bất thường về máu, HIV hoặc đang trong quá trình điều trị bằng hóa chất.
Những thắc mắc như thủy đậu tiêm mấy mũi, bị thủy đậu rồi có cần tiêm nữa không hay chích ngừa rồi thì có nguy cơ bị bệnh nữa không đã được giải đáp ở bài viết trên.