Thủy đậu phổ biến hay gặp với mọi đối tượng khác nhau, bệnh thủy đậu lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm đến căn bệnh này.
- Bệnh thủy đậu có lây không? Cách phòng tránh lây nhiễm và điều trị bệnh
- Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo
Thủy đậu lây qua đường nào? Ai thì hay mắc thủy đậu? Cách phòng bệnh như thế nào? là những câu hỏi của rất nhiều người khi có dịch bệnh bùng phát. Cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây.
Các con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu?
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra, bệnh rất hay lây. Bệnh có thể xảy ra tại trên mọi địa bàn và nếu không có các biện pháp phòng tránh thích hợp có thể xuất hiện đại dịch.
Vậy bệnh thủy đậu lây qua đường gì thì dưới đây là câu trả lời:
- Lây từ người bệnh sang người lành bằng tiếp xúc trực tiếp
- Lây qua đường không khí thông qua đường giao tiếp hàng ngày hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
- Bị lây khi sử dụng các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc
Qua những thông tin trên bạn đã biết bệnh thủy đậu lây qua đường nào để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Ai thường mắc bệnh thủy đậu?
Do là căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan trong cộng đồng nên bất cứ cũng có thể mắc bệnh thủy đậu. Dù là người lớn hay trẻ em cũng đều cần có các biện pháp phòng tránh hiệu quả để không mắc bệnh.
- Bệnh thủy đậu ở người lớn: Thông thường người lớn ít mắc thủy đậu hơn so với trẻ em do có sức đề kháng tốt và biết cách phòng tránh hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu ở người lớn thường có những triệu chứng nặng hơn trẻ em và thời gian khỏi bệnh cũng lâu hơn.
- Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Đây là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Bệnh thủy đậu ở trẻ em tuy không có những triệu chứng nguy hiểm như người lớn nhưng nó khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, bỏ ăn….
Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường từ 2 – 3 tuần, phổ biến nhất là từ 14 – 16 ngày.
Thời kỳ lây truyền bệnh dài nhất là 5 ngày, nhưng thường là từ 1-2 ngày khi phát ban hoặc không quá 5 ngày sau khi nổi mụn. Với những người có hệ miễn dịch thay đổi thì thời gian lây nhiễm bệnh cũng khác nhau.
Có ai bị mắc bệnh thủy đậu 2 lần không? Câu trả lời là không. Nếu như bạn đã bị mắc bệnh 1 lần thì sẽ không bị mắc thêm bất cứ lần nào trong đời.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu là phát ban sau đó biến thành mụn nước ngứa sau khô và đóng vảy. Nốt mọc khắp cơ thể, đầu tiên thường ở ngực, lưng, mặt, sau đó ban lan ra khắp cơ thể.
Ngoài ra người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, kém ăn…
Biến chứng của bệnh thủy đậu
- Các bộ phận da, niêm mạc bị nhiễm trùng hay xuất hiện tình trạng viêm phổi, viêm màng não, viêm thận và cầu thận, viêm tai giữa, …
- Bệnh lý về máu: xuất huyết, nhiễm trùng huyết
- Thần kinh, võng mạc: Zona thần kinh, viêm võng mạc
- Dị tật bẩm sinh thai nhi khi mẹ mang thai mắc thủy đậu
Tất cả những biến chứng này đều rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh thủy đậu
Việc điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là làm giảm các triệu chứng gây bệnh. Người lớn, trẻ em khỏe mạnh không cần dùng thuốc mà vẫn có thể giảm bệnh.
Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt của bệnh thủy đậu.
Một số loại thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine có tác dụng giảm ngứa
Những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và bị suy giảm hệ miễn dịch có thể sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng virus để giảm các biến chứng từ bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có thể điều trị ngay tại nhà, tuy nhiên khi có các dấu hiệu nguy hiểm như: sốt cao kéo dài, nôn, ho nặng, khó thở… cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh thủy đậu
Làm sao để không bị lây thủy đậu thì câu trả lời chính xác nhất là tiêm vacxin phòng thủy đậu, giúp cơ thể tạo kháng sinh chống lại virus thủy đậu. Khoảng 90% người đã tiêm chủng có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng nhưng đều là các trường hợp nhẹ và không để lại biến chứng.
Khi bị thủy đậu kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh và không lây cho người khác?
- Kiêng hoặc hạn chế tiếp xúc với những người khác bởi đây là căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, giao tiếp.
- Không chạm, gãi hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu
- Không tiếp xúc với gió, nước, người bị thủy đậu thì hệ miễn dịch rất yếu. Vì vậy khi bạn tiếp xúc với gió, nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào bên trong cơ thể gây bệnh nặng.
- Không sử dụng các thực phẩm có chứa chất tanh như cá, hải sản, thịt bò, không ăn các thức ăn cay, nóng...
Có rất nhiều người thắc mắc là bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây thì sau thời điểm nổi mụn nước thì khả năng lây nhiễm bệnh sẽ giảm xuống, ít có khả năng lây sang người khác. Tuy nhiên để chắc chắn không bị lây thì bạn vẫn không nên tiếp xúc khi người bệnh chưa khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những nội dung tìm hiểu về bệnh thủy đậu, giải đáp thắc mắc thủy đậu lây qua đường nào. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích để bạn đọc biết cách phòng tránh hiệu quả căn bệnh lây truyền này.