Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không?

Sức khỏe 09/02/2020 06:40

Bị bệnh thủy đậu tắm lá trầu không là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn sẽ biết về cách thực hiện cũng như tính hiệu quả của phương pháp.

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa thủy đậu hiện nay là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Vậy bị thủy đậu tắm lá trầu không có thực sự hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào và những lưu ý khi tắm lá trầu không là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về những vấn đề này.

Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? ảnh 1
Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? - Ảnh minh họa: Internet

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là một bệnh lý do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây thông qua đờm dãi, nước bọt, nước mũi… Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh này thì sẽ rất dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, còi xương, suy dinh dưỡng, hoại tử, loét giác mạc, viêm màng não vô khuẩn,…

Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? ảnh 2
Thủy đậu là một căn bệnh rất nguy hiểm dễ lây lan - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh thủy đậu có bốn giai đoạn:

    • Giai đoạn ủ bệnh: Tùy vào cơ địa mà thời gian này kéo dài từ 1 - 2 tuần. Với những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ đang mang thai hoặc người cao tuổi, thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn.
    • Giai đoạn khởi phát: Thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Lúc này, người bệnh thấy cơ thể xuất hiện những nốt ban đỏ hồng, nổi mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng chán ăn, bỏ bữa, đau nhức đầu, sốt nhẹ.
    • Giai đoạn toàn phát: Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn nước mẩn đỏ cỡ hạt đậu, một số nốt có xuất hiện dịch đặc như mủ và lan ra khắp cơ thể.
    • Giai đoạn bình phục: Tùy vào điều kiện và kiêng khem mà cơ thể sẽ bình phục trong khoảng 1 tuần. Khi đó các mụn nước sẽ đóng vảy và bung ra, cần chăm sóc cẩn thận để tránh để lại sẹo.

Như vậy, tùy vào cơ địa mà bệnh sẽ mất 7 – 21 ngày để xuất hiện triệu chứng, 7 – 10 ngày toàn phát và khỏi bệnh. Cũng có trường hợp người miễn dịch yếu thì bệnh kéo dài đến 21 ngày mới khỏi. 

Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? ảnh 3
Người bệnh thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Có nên tắm khi bị thủy đậu không?

Câu trả lời là có, nhưng nên tắm nhanh, sạch sẽ và kì cọ thật nhẹ nhàng để tránh các nốt thủy đậu bị vỡ. Bạn cũng lưu ý rằng hãy luôn để móng tay ngắn, tuyệt đối không gãi ngứa để làm vết thương lở loét, để lại sẹo cả đời.

Khi bị thủy đậu, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để khám bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng cách tắm các loại lá cây, đây cũng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến.

Bị thủy đậu tắm lá gì thì nhanh khỏi?

Theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, lá xuyên tâm liên, chân vịt, trầu không, chè xanh... có tác dụng khá tốt trong việc điều trị thủy đậu. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, cũng như dựa vào sự phổ biến của các loại lá kể trên, chúng tôi chỉ bàn về cách thực hiện và những lưu ý khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh thủy đậu.

Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? ảnh 4
Lá trầu không chữa bệnh thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Cách tắm lá trầu không khi bị thủy đậu

Tắm lá trầu không khi bị thủy đậu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chọn lá còn xanh tươi, không quá dày, quá già hay quá non, có nguồn gốc rõ ràng, không dùng lá bị phun thuốc hoặc có sâu bệnh.
  • Rửa thật sạch lá, ngâm với nước muối trong 15 – 20 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn hoặc các ấu trùng nhỏ còn sót trên lá. Sau đó ta phơi cho ráo nước.
Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? ảnh 5
Chọn lá trầu không còn xanh, không quá già - Ảnh minh họa: Internet

Bước 2: Cách nấu nước tắm lá trầu không

  • Giã nhuyễn lá trầu không hoặc cắt nhỏ lá, sau đó ta đem lá nhuyễn hãm với nước sôi hoặc đun cùng nước cho đến khi sôi khoảng 10 – 15 phút. Lúc này, hơi nước nóng sẽ giúp lá trầu không tiết ra các dưỡng chất cần thiết.
  • Khi sử dụng thì ta bỏ phần bã lá ra, chỉ tắm với nước.

Tắm lá trầu không khi bị thủy đậu cần lưu ý những gì?

  • Sử dụng lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng lá bị phun thuốc hay mang sâu bệnh. Trước khi sử dụng, cần rửa lá cây thật sạch, ngâm lá cây trong nước muối loãng.
  • Các loại lá cây đều phải đun sôi, để nguội, lọc và vứt bỏ lá cây, giữ lại nước để dùng. Sau khi tắm nước lá, cần tắm lại một lần nữa với nước sạch.

Trên thực tế, lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loại vi trùng như trực trùng Coli, tụ cầu,… Loại lá này còn hỗ trợ chữa trị mụn nhọt, viêm loét da nhờ thành phần kháng khuẩn cực mạnh. Với những bệnh ngứa da khác thì lá trầu không có tác dụng giảm viêm nhiễm da. Nhưng lá trầu không lại không có tác dụng tiêu diệt vi-rút gây bệnh thủy đậu, cho nên dù dùng bất kỳ phương pháp nào cũng không mang lại tác dụng trị bệnh như mong đợi. Thay vào đó, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để có liệu trình điều trị phù hợp.

Trước khi cho người bị thủy đậu tắm lá trầu không, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, vì có trường hợp sử dụng lá trầu không chữa thủy đậu có thể gây phản tác dụng, khiến bệnh tồi tệ hơn.

Thủy đậu tắm lá trầu không có hiệu quả không? ảnh 6
Lá trầu không không có tác dụng tiêu diệt vi-rút thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là bài viết về cách tắm lá trầu không khi bị thủy đậu, cũng như các lưu ý dành cho người bị thủy đậu tắm lá trầu không. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tắm và kết hợp với các chỉ dẫn để mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Thủy đậu mọc trên đầu có nguy hiểm không?

Rất nhiều người khi mới bị thủy đầu đều rất lo lắng khi thấy thủy đậu mọc trên đầu. Vậy thủy đậu mọc trên đầu có nguy hiểm không?

TIN MỚI NHẤT