Ung thư tuyến tiền liệt chủ yếu xảy ra ở những người ở độ tuổi 60 trở lên và khi dân số già tăng lên thì số lượng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cũng tăng theo.
- Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa chế độ ăn Địa Trung Hải và hội chứng ruột kích thích
- Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch
Theo dữ liệu gần đây do Ủy ban Lancet, một tạp chí y học toàn cầu, thuộc Hiệp hội tiết niệu châu Âu công bố, số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi từ 1,4 triệu người mỗi năm vào năm 2020 lên 2,9 triệu vào năm 2040.
Số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt hàng năm cũng được dự đoán sẽ tăng 85% trong 20 năm, từ 375.000 vào năm 2020 lên 700.000 vào năm 2040. Ủy ban Lancet cho biết: “Số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt thực tế có thể cao hơn do thiếu một số dữ liệu ở các nước thu nhập thấp và các quốc gia khác”.
Hầu hết các trường hợp tử vong do ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC). Kể từ giữa những năm 1990, tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt đã giảm ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, nhưng ngược lại, tỷ lệ này lại gia tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Ung thư tuyến tiền liệt chiếm 15% số ca ung thư nam giới trên toàn thế giới. Ung thư tuyến tiền liệt chủ yếu xảy ra ở những người ở độ tuổi 60 trở lên và khi dân số già tăng lên thì số lượng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cũng tăng theo.
Ủy ban Lancet cho biết: “Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, các dấu hiệu có thể bao gồm đau ở tinh hoàn, lưng và xương, chán ăn và sụt cân” và cho biết thêm: “Vì số ca tử vong dự kiến sẽ tăng lên nên việc phát hiện sớm và các chương trình giáo dục sức khỏe cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh".