Hàng ngày, việc tiếp xúc với thức ăn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sâu răng, hôi miệng phát triển. Bệnh lý liên quan đến răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người.
- Bộ phận trên cơ thể có kích thước càng to, nguy cơ mắc bệnh càng tăng
- Bệnh đường tiêu hóa gia tăng trong thời điểm chuyển mùa: bác sĩ khuyến cáo những điều cha mẹ cần lưu ý
Hiểu rõ hơn về sâu răng và hôi miệng
Sâu răng là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng.
Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng.
Nguyên nhân là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.
Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn. Sâu răng và hôi miệng có liên quan chặt chẽ đến nhau, tình trạng này có thể diễn ra cùng một lúc liên quan đến răng miệng của người bệnh.
Nhiều người có thể bị hôi miệng ít nhất một lần trong đời. Thường xuyên sử dụng một số đồ uống, bao gồm rượu hoặc cà phê, hay hút thuốc lá, các loại đồ ngọt là nguyên nhân chính của việc mắc bệnh hôi miệng và sâu ăng. Ngoài ra, một số người mắc bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận, dị ứng có thể gây ra tình trạng hôi miệng trong thời gian dài.
Tác dụng của lá chanh trị sâu răng, hôi miệng?
Một trong những nguyên liệu có tác dụng trị sâu răng, hôi miệng chính là 'lá chanh', đây là không chỉ là 1 thứ gia vị thông thường mà nó còn là 1 vị thuốc đông y có khả năng trong việc vệ sinh răng miệng rất hiệu quả.
Theo пghiên cứu y học, lá сhaпh có 0,19% tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp tiêu diệt hết vi khuẩn tấn công men răng, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau nhức, ê buốt, đồng thời giúp răng bạn khỏe hơn và trắng sáng hơn.
Hơn nữa, loại lá này cũng chứa nhiều vitamin A, B1 và C và Linalool, có thể giúp điều trị chứng chảy máu chân răng, cải thiện hơi thở nặng mùi trở nên thơm tho. Ngoài ra, trong Đông y, lá chanh có rất nhiều tác dụng cho việc phòng và trị các loại bệnh thông thường như cảm cúm, ho, sốt.
Để chữa bệnh răng miệng, mọi người có thể chế biến lá chanh theo cách như sau:
Lấy 2 nắm lá chanh tươi ( không chọn lá khô, sâu, dập nát), 1 thìa muối trắng và 750-1 lít nước lọc.
Lá chanh đem rửa sạch rồi để ráo nước. Pha số muối hột vào lượng nước lọc đã chuẩn bị. Sau đó cho lá chanh và nước muối vào nồi, đun sôi từ 15-20 phút rồi tắt bếp để nguội.
Khi đun nước lá chanh nhớ đậy nắp vung để tránh những tinh dầu từ lá chanh bị bay hết ra ngoài cùng hơi nước. Sau khi nước lá chanh nguội, đổ qua rây lọc để lấy phần nước dùng dần.
Cách sử dụng nước lá chanh trị sâu răng, viêm lợi và hôi miệng
- Đầu tiên bạn hãy thực hiện các bước đánh răng sạch sẽ như vẫn thường làm hàng ngày.
- Sau đó rót 1 lượng nước lá chanh vừa đủ vào 1 chiếc chén. Lấy 1/3 lượng nước lá chanh này pha với 1 chén nước lọc. Phần nước lá chanh còn lại trong chén bạn lấy 1 chiếc bông tăm hoặc bông y tế bỏ vào đó trong khoảng 1 phút.
- Lấy phần nước chanh đã pha loãng súc miệng trong vòng 3 phút.
- Tiếp theo bạn dùng tăm bông hoặc bông y tế đã chấm nước lá chanh để vào phần răng sâu, lợi viêm, ngậm như thế trong khoảng 15-20 phút.
Hãy thực hiện việc này thường xuyên, mỗi ngày 2 lần sau mỗi lần đánh răng, hiệu quả sẽ thấy rõ rệt sau 2 tuần thực hiện. Nước lá chanh không chỉ giúp giảm đau nhức răng mà răng bạn còn trắng sáng hơn, không còn bị hôi miệng nữa.
Một số cách phòng ngừa sâu răng và hôi miệng
- Bạn có thể dùng những sản phẩm hay thực phẩm có hương thơm như: trà hoa cúc, lá bạc hà, hành tây, cần tây, quả táo, chanh là những thực phẩm có tác dụng làm sạch khoang miệng trước trong hoặc sau bữa ăn.
- Xịt thơm miệng, nhai kẹo cao su có thể cải thiện chứng hôi miệng nhanh chóng và tức thì, thích hợp trong trường hợp ăn thực phẩm có mùi, cần xử lý hôi miệng ngay lập tức, hiệu quả trong vài giờ.
- Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày: Khoang miệng là nơi tiếp nhận và nghiền nhỏ lượng lớn thức ăn mỗi ngày. Vì vậy, các mảnh thức ăn có thể bị mắc lại tại kẽ răng, kẽ lợi. Nếu vệ sinh răng miệng không đảm bảo, vi khuẩn sẽ có cơ hội phân hủy thức ăn, gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn đặc biệt cần quan tâm đến việc chải răng, nướu đúng cách, chải răng 2 lần/ngày, sáng - tối đều đặn.
- Loại bỏ cao răng, điều trị viêm lợi: Bạn cần tiến hành cạo vôi răng sớm để khoang miệng được thông thoáng, loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn. Nếu gặp tình trạng viêm, nhiễm khuẩn có thể kết hợp thuốc chống viêm, giảm đau theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Trong trường hợp bạn đang đau răng cấp cỡ “buốt tới tận óc” mà chưa kịp sắc lá chanh thì có 1 mẹo nhỏ đó là bạn dùng nước muối pha loãng để ngậm. Hoặc bạn có thể dùng đá lạnh chườm bên ngoài má để đá lạnh sẽ kích thích lên các dây thần kinh quanh răng giúp bạn giảm đau khá hiệu quả.