Ngăn ngừa ung thư, ổn định nhịp tim, kích thích tuyến sữa, làm đẹp da, chống lão hóa… là những công dụng của mít không phải ai cũng biết. Mặc dù tốt nhưng khi dùng mít bạn cũng cần lưu ý về liều lượng, thời điểm và cách ăn mít đúng để không gây phản tác dụng.
- Bộ Y tế: Sẵn sàng phương án xử lý, điều trị cho học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường không để xảy ra tình huống quá tải
- Sở Y Tế TP.HCM: Không chủ quan với dịch Covid-19 hậu Tết Nguyên đán
Nói về trái cây có mùi mạnh, nhiều người có thể nghĩ đến sầu riêng. Nhưng trên thực tế, mít mới là loại trái cây có mùi mạnh nhất. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vị ngọt của mít chín đã trở thành một món tráng miệng tuyệt vời và trên hết, mít còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang đến những công dụng cho cơ thể mà ít ai ngờ tới.
1. Điều chỉnh lượng cholesterol
Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng hạt mít giúp giảm mức cholesterol 'xấu' (LDL) và tăng mức cholesterol 'tốt' (HDL).
Cholesterol LDL là một dạng chất lắng không tốt cho sức khỏe, có thể bám dính vào thành mạch máu. Khi lượng chất lắng tăng cao, nó có thể ngăn cản tuần hoàn máu, dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
2. Bảo vệ da và thị lực
Mít rất giàu vitamin A, beta-carotene, lutein zeaxanthin... những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe đôi mắt trong việc cải thiện thị lực, giúp mắt có thể nhìn thấy rõ ràng hơn. Ngoài ra, mít còn chứa thành phần flavonoid giúp ngăn ngừa vàng da, hạn chế nếp nhăn, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm chậm quá trình lão hóa.
3. Hạ huyết áp
Nhờ giàu hàm lượng kali, mít có khả năng kiểm soát huyết áp cao. Cụ thể hơn, mít giúp duy trì sự cân bằng huyết áp, kiểm soát tốt lượng đường đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, mít còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tim, tắc nghẽn động mạch và bệnh mạch máu.
4. Chữa lành vết thương
Mít rất giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa thiết yếu cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, cơ thể cần vitamin C để tạo ra một loại protein là collagen - protein thiết yếu trong chăm sóc da, xương và các mô liên kết như mạch máu và sụn. Collagen cũng rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương.
5. Kích thích tuyến sữa
Đây là công dụng của mít được rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh biết đến. Theo Đông Y, mít non có tác dụng bổ tỳ và làm thông tuyến sữa. Phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau sinh nên thường xuyên dùng các món ăn từ mít non.
Ăn mít đúng cách nhận được hết công dụng của quả mít
Mặc dù mít là loại trái cây giàu dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vài điều sau để tránh "rước họa vào thân":
Không ăn mít khi đói
Vì ăn mít lúc đói sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Thời điểm tốt để ăn mít là sau ăn 1 – 2 giờ.
Không ăn mít vào chiều tối
Bởi mít có chứa nhiều chất xơ nên khi ăn vào chiều tối sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ khi ăn vào thời điểm này
Ngoài ra, khi ăn mít bạn nên nhai kỹ và kết hợp với các loại trái cây khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn là người hay bị nóng thì nên bổ sung thêm nước khi ăn mít. Đặc biệt, với các người bị bệnh mãn tính thì nên ăn 3 – 4 múi 1 ngày.