Khi bị kiến ba khoang đốt bạn cần vệ sinh sạch sẽ, tránh để vết thương bị viêm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
- Mách bạn những cách chữa mồ hôi tay hiệu quả tại nhà
- Nguyên nhân và cách chữa ra mồ hôi tay chân hiệu quả
Nội dung bài viết
- Tổng quan về kiến ba khoang
- Triệu chứng kiến ba khoang đốt
- Kiến ba khoang đốt cần kiêng gì?
- Người bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
- Bị kiến ba khoang đốt thì bôi gì?
Khi mùa khô đến, thời tiết ấm áp và độ ẩm thấp tạo điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho loài kiến ba khoang. Không ít người bị sau khi bị kiến ba khoang đốt do không giữ gìn vệ sinh một cách khoa học, thậm chí bị bội nhiễm rất đau đớn và khó chữa trị. Vậy giữ gìn vệ sinh như nào cho khoa học và bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
Tổng quan về kiến ba khoang
- Tên khoa học: Paederus fuscipes, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh cứng.
- Tên thường gọi: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong.
- Miêu tả hình dáng: Thân mình thon dài như hạt thóc (dài từ 1-1.2cm, ngang 2-3mm). Thân có nhiều khoang do hai màu đỏ đen xen kẽ nhau. Xét về mặt khoa học, kiến ba khoang thuộc họ bọ cánh cứng (tức không phải thuộc họ kiến). Nhưng xưa nay ta vẫn gọi nó là kiến bởi hình dáng giống con kiến.
- Độc tố trong kiến ba khoang: Kiến ba khoang chứa độc tố Pederin – một loại độc tố mạnh gấp 15 lần nọc rắn. Chất này gây viêm da tiếp xúc, ngứa, rát, và để lại sẹo trên da nếu không điều trị kịp thời. Độc tố Pederin trong kiến ba khoang thậm chí vẫn tồn tại sau khi con vật đã chết.
- Đặc điểm sinh trưởng: Kiến ba khoang trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản 2-3 lứa một năm. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, ăn một số loại côn trùng như rệp ở ruộng, con thiêu thân (bay vào bóng đèn). Kiến ba khoang thường cư trú ở bụi rậm, vườn cây, ruộng sau thu hoạch, nhà đô thị sau mưa ẩm. Vào mùa mưa, chúng thường di chuyển đến nơi khô ráo để trú ẩn, đến mùa khô (mùa thu đông) sẽ xuất hiện nhiều hơn. Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào ban đêm. Chúng có đặc tính thích ánh sáng nên thường sẽ xuất hiện tại vị trí có bóng đèn.
Triệu chứng kiến ba khoang đốt
- Bệnh nhân dính độc kiến ba khoang sẽ có cảm giác đau rát râm ran, sau 6-8 giờ sẽ xuất hiện vết sưng đỏ, sau 12-24 giờ sẽ xuất hiện những thương tổn nặng hơn như nổi rộp. Sau khoảng 3 ngày, những vết thương đỡ bỏng rát hơn, bắt đầu đóng vảy và khô lại. Sau 5-7 ngày, vảy sẽ bong hết và để vết sẹo thâm.
- Viêm da do kiến ba khoang đốt thường xuất hiện ở trên mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay và bụng. Vết viêm da có biểu hiện giống như vết thương do bệnh zona thần kinh hay viêm da bóng nước đã khô.
- Các vết sưng rộp do kiến ba khoang kỳ thực không phải là vết đốt hay vết kiến cắn, mà do dịch từ kiến dính vào da gây viêm da và rát ngứa. Dịch này sau khi dính vào da, nếu người bệnh gãi và xoa hay chạm vào vùng da khác sẽ vô tình khiến cho dịch lan rộng, từ đó gây tổn thương da nhiều hơn.
- Khi kiến ba khoang đốt trên da, các chuyên gia khuyến cáo không giết chết kiến trên vùng da của mình mà chỉ nên thổi đi. Bởi nếu day hoặc giết kiến, dịch sẽ thấm xuống da gây bỏng rát. Đặc biệt, nếu dịch dính vào mắt sẽ gây viêm kết mạc, thậm chí bỏng phần mềm quanh mắt dẫn đến mù tạm thời.
- Kiến ba khoang đốt có bị sốt? Không phải tất cả mọi bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt đều bị sốt. Trường hợp bị sốt thưởng chỉ xảy ra ở trẻ em hoặc người có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không giữ vệ sinh cẩn thận, vết thương ban đầu có thể bị bội nhiễm, loét, mưng mủ, rỉ dịch dẫn đến bị sốt, nổi hạch và nhiễm trùng toàn thân.
Kiến ba khoang đốt cần kiêng gì?
- Nếu có tiếp xúc với tiếp ba khoang, không được dùng tay trần để bắt hoặc giết kiến. Có thể đuổi kiến đi bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy lên cho kiến bò vào. Trong trường hợp không thể thổi đi, nhớ dùng găng tay hoặc giấy mềm để lót.
- Khi đã tiếp xúc với nọc độc của kiến, nhớ rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng tại vị trí da tiếp xúc. Nước muối hoặc xà phòng sẽ có tác dụng trung hòa dịch tiết ra từ kiến ba khoang, từ đó giúp giảm nhẹ tổn thương và tránh lây lan.
- Khi bị kiến ba khoang đốt, người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu tại vùng da tổn thương. Do vậy, để tránh làm tăng thêm cảm giác ngứa ngáy, nên hạn chế những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm có mùi tanh.
Người bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
Đây là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt. Câu trả lời là bệnh nhân vẫn tắm gội, vệ sinh thân thể như bình thường. Điều cần chú ý là khi mới bị đốt, cần rửa sạch vết thương tại chỗ bằng nước muối, tránh để dịch độc chảy lan sang chỗ khác. Khi đã hình thành vết ban đỏ hoặc nổi rộp, trong lúc tắm giặt nên hạn chế tác động mạnh khiến vết thương lâu lành. Tắm xong nhớ dùng gạc y tế thấm khô và bôi thuốc.
Bị kiến ba khoang đốt thì bôi gì?
Kiến ba khoang cắn nên bôi gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Hiện tại, những loại thuốc sau được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt: thuốc kháng sinh nhóm đáp ứng với da, thuốc kháng histamin, corticoid, kẽm, vitamin B2, v.v. Tuy nhiên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa điều trị. Không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị kiến ba khoang đốt có được tắm không, từ đó nắm được cách phòng tránh và xử lý vết thương do kiến ba khoang một cách khoa học.