Tắm là việc mà nhiều người làm hàng ngày, đặc biệt là trong trường hợp ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, nếu nam giới chú ý cọ rửa kỹ ở một số bộ phận khi tắm thì rất có lợi cho sức khỏe.
- 5 việc nên làm để tránh tình trạng cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, thậm chí còn giúp trẻ đẹp và nâng cao tuổi thọ
- "Vùng kín” bỗng tiết dịch màu này chứng tỏ bạn đã mắc bệnh phụ khoa hoặc ung thư, bạn nên đi khám sớm
Tắm là một hoạt động cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trong văn hóa của người Nhật Bản, tắm được coi là một hình thức thư giãn, giải tỏa căng thẳng đồng thời giúp họ nâng cao sức đề kháng, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe. Do đó, có thể nói, tắm là một biện pháp trị liệu hiệu quả.
Ảnh minh họa
Đối với nam giới, tắm trước khi đi ngủ không những mang lại lợi ích giữ gìn vóc dáng mà nếu họ chú ý cọ rửa kĩ những bộ phận này thì có thể kích thích lưu lượng máu trong thận, cải thiện tình trạng thiếu thận, tăng cường sức khỏe tổng thể. Điều này tốt cho cả 2 giới nhưng với nam giới thì càng quan trọng vì sức khỏe của thận còn liên quan đến chuyện sinh lý.
4 bộ phận nam giới nên cọ rửa kỹ khi tắm
1. Tai
Trong y học cổ truyền Trung Quốc có câu "Thận khí hồi tai". Xung quanh tai có nhiều vùng phản xạ của thận. Nếu rửa tai đúng cách khi tắm có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giúp điều hòa chức năng thận. Từ đó, việc làm này giúp cơ thể tống độc tố và rác thải ra ngoài hiệu quả hơn, bổ thận khí, khiến cơ thể ngày càng tươi trẻ, khỏe mạnh. Vì vậy, nam giới nên rửa tai thường xuyên khi đi tắm, vừa giúp thư giãn tai, vừa giúp giữ dáng, có lợi sức khỏe.
2. Thắt lưng
Y học Trung Quốc tin rằng: "Thắt lưng là ngôi nhà của thận". Cảm giác đầu tiên dễ nhận thấy của các vấn đề về thận là đau lưng và mỏi lưng. Vì vậy khi nam giới xoa bóp vùng thắt lưng có thể kích thích máu lưu thông trong thận, có tác dụng loại bỏ độc tố, rác thải ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường chức năng của thận. Vì vậy khi tắm, việc cọ rửa kĩ vùng thắt lưng nên được làm thường xuyên.
3. Mắt cá chân
Nhìn chung, chúng ta thường không để ý đến phần mắt cá chân khi đi tắm, tuy nhiên chúng rất dễ "giấu" bụi bẩn. Đặc biệt vào mùa hè, nhiều người không có thói quen ngâm chân, lúc này chân không được làm sạch hiệu quả, dễ xuất hiện nhiều chất độc hại. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên cọ rửa mắt cá chân sạch sẽ khi tắm.
Ở khớp cổ chân có một huyệt Thái Cực rất có lợi cho sức khỏe của thận. Việc thường xuyên rửa mắt cá chân khi tắm không chỉ giúp cổ chân khỏe mạnh hơn mà còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu ở thận. Xoa bóp chân thường xuyên cũng giúp cải thiện lưu lượng máu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
4. Đùi
Trong Đông y, đùi là cơ quan có "đường kinh tuyến" nối đến gan. Do đó chăm sóc đùi cũng là một điều quan trọng để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Sở dĩ đùi thường dễ bị đổ mồ hôi và tăng nhiệt độ bởi chúng thường bị bao phủ bởi lớp quần áo dài tay thường ngày. Do đó, nếu không chăm sóc kỹ khu vực này, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và ngứa ngáy, từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, trong đó có gan.
Ngoài ra, mọi người cần lưu ý một số vấn đề khi tắm
- Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-20 phút.
- Nhiệt độ nước quá lạnh dễ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và đột quỵ. Tốt nhất là nên tắm khi nước ở nhiệt độ khoảng 20-25 độ C.
- Vào ngày hè cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối. Tắm nhiều lần gây ra hiện tượng khô da, làm mất đi các vi khuẩn có lợi trên da.
- Sau khi đi nắng hoặc ra nhiều mồ hôi, nên chờ đợi khoảng 15 phút cho đến khi cơ thể khô ráo rồi mới đi tắm.