Ai trong đời dù ít hay nhiều cũng sẽ mắc phải các chứng đau đầu nhức mắt do việc học hành, xem phim, làm việc cật lực,... Vậy hiện tượng đau đầu nhức mắt có nguy hiểm không?
- Nhớ ngay cách chữa đau bao tử an toàn mà hiệu quả
- Buồn nôn đầy bụng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Trong cuộc sống dù trước sau gì đi nữa, chúng ta cũng sẽ có lúc gặp phải những khoảnh khắc gây cho bản thân bị stress, cơ thể bị quá tải bởi công việc hay vui chơi giải trí quá mức. Kèm theo đau đầu nhức mắt là mệt mỏi, stress. Vậy hiện tượng đau đầu nhức mắt là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau!
Đau đầu và nhức mắt là gì?
Hiện tượng đau đầu và nhức mắt là hai triệu chứng tuy khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tương quan khi mắc phải những triệu chứng như đau nửa đầu nhức mắt phải, bị đau vùng hốc mắt phải và trái,... Để rõ thêm thì chúng ta cùng tìm hiểu từng phần dưới đây.
Đau đầu
Là hiện tượng đau nhức ở phần đầu, gây ra do nhiều nguyên nhân. Các căn bệnh thường gặp như: thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, đau đầu vận mạch, đau đầu do căng cơ… Hơn 10 nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu theo thống kế của các bác sĩ, trong đó đau đầu chủ yếu liên quan tới các bệnh thần kinh trung ương. Nếu cơ thể bị mắc căn bệnh nào đó như nhiễm trùng, nhiễm virus cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu.
Vì thế, sẽ thuận tiện hơn trong việc chữa trị nếu xác định được rõ nguyên nhân đau đầu do đâu.
Nhức mắt
Đây là hiện tượng nhìn mờ, nhức mỏi vùng mắt. Các bệnh liên quan tới mắt như: bệnh Glôcôm hay còn gọi là thiên đầu thống, hiện tượng đau nửa đầu, mỏi mắt, thậm chí là bệnh tăng huyết áp,… Có thể là triệu chứng do việc nhìn quá lâu trong lúc làm việc hoặc có thể phát sinh từ nguyên nhân bệnh tật, hoặc có thể do bị đau đầu gây nên.
Nguyên nhân
Hiện tượng đau đầu nhức mắt có thể là biểu hiện của một số tình trạng bệnh lý khi xảy ra đồng thời. Chúng ta có thể xác định được nguyên nhân cụ thể tùy vào việc triệu chứng nào xuất hiện trước, như sau:
Đau đầu gây ra đau mắt
Bệnh đau nửa đầu gây ra hiện tượng đau nhức mắt là một trong những nguyên nhân nổi bật. Ngoài đau đầu, thường gặp một số triệu chứng của bệnh đau nửa đầu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đặc biệt hơn là đau nhức mắt. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác gây ra như thiếu máu não, tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống),… gây đau nhức mỏi mắt. Người bệnh thường thấy chảy nước mắt, nhìn mờ, thị lực giảm rõ rệt…
Nhức mắt gây ra đau đầu
Do các cơ quan điều tiết của trung ương thần kinh bị căng thẳng và rối loạn gây nên hiện tượng đau nhức đầu do người bệnh để mắt hoạt động liên tục trong một thời gian dài khiến cơ mắt trở nên nhức mỏi. Thường mắc các bệnh về mắt như viêm nhiễm mắt, tình trạng cận thị, viễn thị, loạn thị không đeo kính đúng độ,…
Giải pháp
Tìm được nguyên nhân để điều trị kịp thời là quan trọng. Có rất nhiều giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Nếu nhức mắt có nguyên nhân là các vấn đề về mắt như cận, viễn, loạn,... thì nên có cách chữa đau nhức mắt phù hợp là tiến hành kiểm tra và đưa ra phương pháp trị liệu hợp lý.
- Đối với các hội chứng đau nhức đầu kèm theo hiện tượng đau mắt thì việc kiểm soát được tình trạng đau đầu cũng sẽ giúp làm giảm đi hiện tượng nhức mắt. Áp dụng theo 2 nhóm thuốc cơ bản là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Khuyên dùng để kiểm soát các hội chứng đau đầu mạn tính, đặc tính an toàn so với các loại thuốc tây khác.
- Áp dụng thêm biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện tình hình nhức mắt đau đầu nên tiến hành các bài tập thể dục.
- Không để mắt điều tiết quá nhiều, không nên thức khuya, hạn chế tiếp xúc với máy tính lâu. Dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt, thỉnh thoảng mát-xa nhẹ nhàng vùng mắt để giảm tình trạng nhức mỏi.
- Không nên làm việc quá sức, tránh gây áp lực bản thân để thoải mái.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây tổn hại cho cơ thể: bia, rượu, thuốc lá,…
Để có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng của mình một cách chính xác thì bạn nên tiến hành gặp các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành khám và xét nghiệm cần thiết.
Tóm lại, hiện tượng đau đầu nhức mắt gây ra nhiều chứng bệnh nguy hại cho cơ thể. Nếu phát hiện triệu chứng, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên nhân, cách phòng tránh để ngăn ngừa kịp thời hoặc tìm đến bác sĩ để được hiểu rõ và có cách điều trị phù hợp.