Hiện tượng đau một bên cổ không hiếm gặp ở các nhân viên văn phòng mà trẻ em cũng thường hay mắc phải. Mách bạn một vài tuyệt chiêu phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
- Bệnh lao xương có lây không? Làm gì khi bị nghi mắc lao xương?
- Bị rạn xương chân trái, bác sĩ ghi nhầm thành gãy xương chân phải
Đau một bên cổ khiến người bệnh khó chịu và gây khó khăn trong sinh hoạt và mọi hoạt động trong công việc. Để điều trị dứt điểm tình trạng này thì người bệnh cần làm những gì?
Trẻ em bị đau một bên cổ
Trẻ em bị đau một bên cổ không mấy nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì những cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn gây giảm chức năng vận động ở cổ. Thông thường, cha mẹ ít nhận ra các biểu hiện bất thường của con và chủ quan có thể do bé chạy nhảy vận động bị va chạm rồi sẽ tự động khỏi.
Nhưng hãy cẩn thận vì đấy còn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, viêm màng não, ung thư…cần đến bệnh viện để chẩn đoán trước khi quá muộn.
Triệu chứng đau một bên cổ bao gồm:
- Bé khó chịu khi vận động ở cổ.
- Vùng quanh cổ hơi sưng và trẻ khó chịu khi bố mẹ chạm vào.
- Vùng vai của bé cũng bắt đầu đau nhưng giảm nhẹ khi được bố mẹ xoa bóp, massage.
- Bé thường nghiêng đầu về một bên.
Nguyên nhân đau một bên cổ đến từ nhiều lý do, trong đó có một số trường hợp được xem xét xảy ra phổ biến nhất như:
- Sử dụng thiết bị điện tử như ipad, laptop, di động từ quá sớm, khi bé tập trung quá lâu vào màn hình với tư thế ngồi không đúng sẽ khiến cơ cổ bị căng và đau.
- Hạch bạch huyết nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể, khi bạch huyết cổ bị sưng tấy sẽ xảy ra những cơn đau co thắt khiến bé bị đau một bên cổ.
- Do tính hiếu động ở trẻ con việc chạy nhảy và vui chơi rất dễ xảy ra chấn thương và tự khỏi sau đó, bé lo sợ hay giấu giếm và ở một số bé không biết cách trình bày các biểu hiện ở cơ thể cho bố mẹ. Trường hợp bé bị chấn thương lớn ở cổ dữ dội thì có khả năng cột sống và tủy sống của bé đã bị tổn thương nặng, cần đưa đi bác sĩ ngay lập tức.
- Đau cổ do bệnh lý như viêm màng não, bệnh truyền nhiễm lyme, thoái hóa đốt sống cổ. Khi bé có biểu hiện chóng mặt, khó vận động tay, đau đầu mẹ cần đưa bé đến phòng khám để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.
Bố mẹ nên chú ý đến cách giảm đau tại nhà cho bé, cần chăm sóc đúng cách để giảm thiểu đau đớn tốt nhất cho bé có thể.
- Sử dụng gối hoặc khăn mềm để đỡ phần cổ của bé khi ngủ.
- Tích cực nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
- Bố mẹ có thể xoa bóp hoặc massage nhẹ nhàng để làm giảm sự xuất hiện của các cơn đau.
- Dùng túi chườm nóng từ 10 đến 15 phút nhiều lần mỗi ngày để xoa dịu cơn đau cổ.
Nếu như ở bé xuất hiện các cơn đau dữ dội kèm sốt cao, buồn nôn, tê ở cổ và khu vực xung quanh, tình trạng kéo dài nhiều tuần không thuyên giảm thì cần đưa bé đến bệnh viện gấp vì tình trạng đã rất nguy kịch.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bậc phụ huynh cách phòng tránh bị đau một bên cổ đối với trẻ em như sau:
- Không mang vác vật nặng: cột sống và các khớp xương của bé chỉ nên mang vác những vật nặng phù hợp với lứa tuổi, nhất là sách vở đi học cần được phân bổ đều cho 2 bên vai và hạn chế xách quá nặng.
- Không sử dụng thiết bị điện tử lâu: bố mẹ cần điều chỉnh lại thời gian cho bé chơi các thiết bị như điện thoại, ipad ít nhất có thể vì không những chúng làm bé đau cổ mà còn ảnh hưởng đến mắt và thần kinh. Cho bé tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời để tăng cường sức khỏe.
- Tập các động tác vận động cổ: cho bé thực hiện các bài tập cổ để bé thoải mái hơn sau những giờ học tập và ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ sau này. Các bài tập thực hiện sai sẽ gây ra tác dụng ngược, các mẹ cần lưu ý.
- Bổ sung dưỡng chất bao gồm omega 3, canxi, vitamin E để tốt cho hệ xương từ các thực phẩm an toàn như thịt, cá, rau củ quả…
- Ngủ đúng giờ giấc: tư thế ngủ sai cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh đau cổ, do đó khi ngủ có thể kê thêm một chiếc gối mềm nhỏ dưới cổ sẽ hạn chế đau cổ khi thức dậy.
Đau vùng cổ trước bên phải
Đau vùng cổ trước bên phải là bệnh gì? 60% bệnh nhân khi điều trị đều bị phát hiện bị thoát vị đĩa đệm do đĩa đệm bị chèn ép dẫn tới đau mỏi cổ. Còn lại do các bệnh lý khác như viêm nhiễm cơ bắp cổ, xương cổ bị khối u chèn ép, thoái hóa đốt sống cổ, viêm màng não…
Cũng giống như biện phải điều trị cho trẻ em, ở người lớn cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và làm việc và phòng ngừa các mầm mống phát bệnh trước khi quá trễ.
Cần chú ý đến các tư thế trong các hoạt động thường ngày như tư thế nằm khi ngủ, tư thế làm việc và sắp xếp thời gian cơ xương cổ nghỉ ngơi bằng các bài tập nhanh cho cổ tại văn phòng. Đồng thời hạn chế mang vác vật quá nặng, cần chia ra mang nhiều lần nếu do tính chất công việc.
Thực hiện các bài tập cổ và vận động thể dục thể thao để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Trường hợp quá đau có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bằng thảo dược dân gian cho an toàn hoặc các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt.
Nếu bệnh khiến bạn quá đau đớn thì mới sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của các chuyên gia và bác sĩ. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý và điều độ để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giữ cho tinh thần luôn thoải mái để mau phục hồi.
Đau vùng cổ trước bên trái
Đều là chứng đau cổ nhưng đau vùng cổ trước bên trái có một vài điểm khác biệt về các biểu hiện cơ thể. Cơn đau không chỉ xảy ra ở vùng cổ mà đôi khi còn ảnh hưởng đến các vùng cơ khác kéo dài đến vai và xương dẹt giữa hai vai, cánh tay, chân hoặc phát triển lên cả vùng đầu gây đau nửa đầu hoặc cả hai bên.
Khi cơn đau lan sang phần đáy hộp sọ thì người bệnh sẽ có cảm giác đau rát như kim châm hoặc ngứa ran ở bàn tay và các ngón tay. Nguyên nhân cũng giống như đau cổ ở vùng bên phải là do di chứng từ chấn thương tai nạn, ngồi sai tư thế hay các bệnh lý về cột sống…
Ngoài chế độ ăn uống, rèn luyện sức khỏe, chú ý tới các tư thế vận động của cơ thể, người bệnh cần nghỉ ngơi khi thấy mệt và thực hiện bài tập cổ cũng như cách chườm nóng để phòng và trị bệnh.
- Thực hiện bài tập thả lỏng cơ cổ: Nhẹ nhàng đảo đầu về một bên, bắt đầu từ bên phải rồi thay đổi từ từ sang trái. Cố gắng chạm cằm vào ngực nhằm kéo phần cổ xuống thấp, duy trì tư thế trong khoảng 10 giây rồi mới đổi bên.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: luân phiên cứ mỗi 2 giờ lại chườm một lần, mỗi lần trong khoảng 15 phút, chườm ở những vùng mô mềm. Biện pháp này giúp giảm sưng và tránh bị chuột rút ở các cơ.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan về bệnh đau một bên cổ bao gồm cả đau cổ thường gặp ở trẻ em, đau vùng cổ bên trái và bên phải ở người lớn. Hi vọng các kiến thức này sẽ bổ ích trong việc phòng và điều trị bệnh cho bạn và người thân.