Bạn đã biết gì về bệnh lao xương? Theo bạn bệnh lao xương có lây không và phải làm gì khi bị nghi mắc lao xương? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết này.
- Bà bầu nên uống sữa tươi vào lúc nào thì hiệu quả?
- Cách trị đốm nâu trên mặt đem lại hiệu quả bất ngờ
Bệnh lao xương là một căn bệnh vô cùng nghiêm trọng, nó để lại những biến chứng nguy hiểm như mất chi, biến dạng xương, gù lưng và nặng nhất là tử vong. Nếu bạn chưa được biết về căn bệnh này thì hãy tìm hiểu những thông tin sau đây để nắm rõ hơn về lao xương. Và từ đó cùng chúng tôi trả lời câu hỏi bệnh lao xương có lây không, các con đường lây lan lao xương và phải làm gì khi bị nghi mắc.
Bệnh lao xương là gì?
Bệnh lao xương là loại bệnh xuất phát từ việc nhiễm vi khuẩn mycobacterium tuberculosis, tạo ra ảnh hưởng tới hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Chúng có thể từ đường tiêu hóa lây lan qua đường máu đến các bộ phận liên quan khác như xương, dẫn tới bệnh lao xương.
Các vi khuẩn lao xuất hiện gây tổn thương các vùng xương trên cơ thể, phổ biến nhất là xương cột sống, xương bàn tay, bàn chân, xương chậu,… Lao xương cột sống diễn ra phổ biến nhất ở khu vực hai đốt sống và đĩa đệm giữa lưng, cũng chỉ xảy là ở phần trước cột sống.
Lao xương có mấy giai đoạn?
Theo các phác đồ chữa trị phổ biến nhất hiện nay, lao xương có tất cả 3 giai đoạn ứng với các biểu hiện bệnh như sau:
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này bệnh mới bắt đầu phát triển và xuất hiện những cơn đau tại các vùng xương khớp bị vi khuẩn tấn công.
- Có cảm giác đau ở các vùng xương khớp nhiễm vi khuẩn lao, chỉ đau duy nhất tại vùng này.
- Khi di chuyển và hoạt động cảm giác đau tăng lên.
- Dùng thuốc giảm đau nhưng tình trạng không thuyên giảm.
- Tại các vùng bị đau có cảm giác cứng xương và cơ.
- Đau dây thần kinh do ảnh hưởng từ đau xương khớp.
Giai đoạn này do các dấu hiệu bệnh chưa nặng nên thường bị bệnh nhân xem nhẹ hoặc bị nhầm sang các loại bệnh khác. Nếu được phát hiện ra sớm ở giai đoạn khởi phát, việc tiến hành điều trị bệnh lao xương diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này bệnh lao xương đã phát triển mạnh hơn, vi khuẩn lao sẽ bắt đầu phá hủy sự hoạt động của các cơ quan sụn khớp, gây ra ảnh hưởng nặng nề hơn tới các hoạt động sống thường ngày. Các biến chứng nghiêm trọng cũng bắt đầu xuất hiện và các biểu hiện kéo theo khác cũng diện ra.
- Bệnh lao xương làm giảm việc tiết dịch khớp.
- Tăng cường độ và mức độ của các chứng áp xe.
- Đau lan sang các vùng xung quanh.
- Bắt đầu biến dạng cột sống hoặc teo cơ.
- Người bệnh có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, xuống cân và sốt nhẹ.
Ở giai đoạn này, việc chữa trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Việc áp xe các ổ xương có thể khiến bệnh nhân bắt đầu mất đi các chức năng và hiện tượng teo cơ cũng bắt đầu.
Giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn cuối của bệnh lao xương, các biểu hiện ở giai đoạn này đã đạt đến mức trầm trọng nhất. Nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại biến chứng nghiêm trọng dẫn tới việc mất chi, nặng nề hơn là nguy hiểm tới tính mạng do vi khuẩn lao ăn sâu vào các cơ quan.
- Các cơn đau đã trở nên trầm trọng và nặng nề hơn.
- Cơ thể suy yếu, chán ăn, mất ngủ, xuống cân.
- Xâm nhập của vi khuẩn gây ra biến chứng liệt chi, teo cơ.
- Biến chứng nặng có thể gây đe dọa tới tính mạng.
Ở giai đoạn này việc chữa trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều, nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng cũng cao hơn. Tuy nhiên nếu được tiến hành điều trị chính xác bệnh nhân hoàn toàn có thể giữ được các chi và bảo toàn tính mạng.
Bệnh lao xương có bị lây không?
Bệnh lao xương bắt nguồn từ việc vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây các tác động có hại tới cơ thể và hệ xương khớp. Nguyên nhân bắt nguồn có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn lao tại hệ thống xương khớp hoặc vi khuẩn lao phổi theo tuần hoàn máu di chuyển đến các phần của xương.
Lao cột sống có thể lây nhiễm từ người qua người thông qua việc nhiễm vi khuẩn lao. Khi người bệnh ho, hắt hơi,… vi khuẩn có thể phát tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể những người đứng xung quanh. Vì vậy, lao xương là bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp.
Lao xương có chữa khỏi không?
Bệnh lao xương hoàn toàn được chữa khỏi nếu bệnh nhân có sự thăm khám kịp thời và tuân theo đúng các phác đồ điều trị của bác sĩ. Thời gian để chữa trị căn bệnh này kéo dài từ 9 – 12 tháng. Cần đặc biệt bám sát phác đồ điều trị và làm đúng theo sự chỉ định của các bác sĩ để chữa trị tận gốc, tránh việc để lại các biến chứng sau này.
Trong đó, để chữa bệnh lao cần tuân theo 2 phác đồ song song, bao gồm việc điều trị bệnh lao và những vấn đề liên quan đến xương khớp.
- Với bệnh biểu hiện bệnh tình ở mức nhẹ, chỉ cần có phương án dùng thuốc thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn và làm mất các biểu hiện bệnh. Vì vậy phát hiện trong giai đoạn đầu là việc vô cùng cần thiết, người khi nghi ngờ có lao xương cần đi khám ngay khi phát hiện biểu hiện bệnh.
- Tới các giai đoạn sau việc điều trị sẽ phức tạp và phải kết hợp giữa nhiều phía cạnh như: Điều trị tiêu diệt vi khuẩn, làm mất các biểu hiện bệnh, phẫu thuật chỉnh sửa các vùng áp xe/vùng xương đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tập vận động theo hướng dẫn để tránh cứng khớp và lấy lại khả năng vận động sau phẫu thuật.
- Đối với các ca bệnh đã quá nặng và không thể cứu được các vùng xương bị ảnh hưởng, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ chi và vùng xương đã hỏng.
Biến chứng của bệnh lao xương
Nếu là lao cột sống, biến dạng cột sống sẽ dẫn tới liệt chi, gù lưng, ảnh hưởng tới tủy sống, gây hại cho các dây thần kinh.
Việc xâm nhập của vi khuẩn lao tới hệ tim mạch, hô hấp,…sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng.
Ngoài ra, lao xương sẽ để lại các dị tật về xương như biến dạng, xẹp xương, mất chi…
Bệnh lao xương kiêng ăn gì?
Khi bệnh nhân đang theo phác đồ điều trị bệnh lao xương, cần kiêng các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe và có hại cho xương như:
- Các chất kích thích, chất béo, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
- Các loại thức ăn nhiều muối.
- Các loại thịt đỏ.
- Sản phẩm có caffeine.
- Và tránh dung nạp thực phẩm họ đậu.
- Ngoài ra, nên hạn chế cà chua, nấm, ớt, khoai tây trắng và cà tím, vì đây là những thực phẩm có hại cho xương khớp, gây viêm xương, dẫn đến chứng loãng xương.
Để tốt cho xương khớp và quá trình điều trị bệnh, bạn nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, canxi và các loại chất khoáng như: Sữa, ngũ cốc, cá hồi, chuối, giá đỗ,…
Phòng ngừa bệnh bệnh lao xương
Bệnh lao xương hoàn toàn có thể lây qua đường hô hấp, vì vậy khi đến chỗ đông người bạn cần chú ý bảo vệ bản thân và có các hành vi giữ vệ sinh chung.
Các biện pháp nên làm để phòng ngừa bệnh lao xương:
- Khi đến nơi đông người, chủ động đeo khẩu trang, giữ vệ sinh chung.
- Rửa sạch tay và mặt sau tiếp xúc ở nơi đông người về.
- Hạn chế các chất kích thích, các thực phẩm có hại cho cơ thể.
- Giữ vệ sinh cơ thể và nhà cửa.
- Chú ý che miệng khi ho, hắt hơi,…
Trên đây là các thông tin về bệnh lao xương và lời giải đáp cho câu hỏi bệnh lao xương có lây không. Đây là căn bệnh có thể lây lan và bùng phát nếu không có các biện pháp phòng tránh thích hợp. Bệnh lao xương cũng để lại những biến chứng vô cùng nặng nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời. Vì vậy, khi bạn nghi ngờ bản thân có biểu hiện của lao xương, hãy đến ngay các trung tâm y tế lớn để được thăm khám và điều trị kịp thời.