Con đường lây truyền bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh, làm cách nào để phòng tránh?

Sức khỏe 13/01/2023 17:05

Nằm trong nhóm bệnh nhạy cảm, trẻ lây giang mai trong thời kì thai sản và khi chào đời có thể gặp những biến chứng lớn.

Thông tin y tế

Theo VietNamNet, mới đây, bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận một trẻ sơ sinh, sinh non nhẹ cân bị bệnh giang mai bẩm sinh. Đáng nói, bé được sinh ra từ mẹ bị bệnh giang mai. Tuy nhiên, người phụ nữ này không được phát hiện và điều trị sớm trước sinh.

Cách đây không lâu, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận bệnh nhi một tháng tuổi cũng mắc giang mai bẩm sinh.

Mẹ bé là người phụ nữ 25 tuổi, chị chỉ biết mình bị giang mai khi chuẩn bị sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội. Bác sĩ nói việc can thiệp điều trị lúc này để phòng lây nhiễm cho con đã muộn. Một tháng sau sinh, chị bế con đến khám, xét nghiệm, định lượng kháng thể giang mai.

Con đường lây truyền bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh, làm cách nào để phòng tránh? - Ảnh 1
Phát hiện trẻ mắc bệnh giang mai. Ảnh: VietNamNet

TS.BS Trần Thị Huyền, Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay bác sĩ cũng đã tiếp nhận bệnh nhi 18 tháng tuổi bị giang mai. Em bé quê ở Hà Giang, ở với ông bà do bố mẹ đi làm việc xa. Khi phát hiện vùng quanh hậu môn của bé có thương tổn mảng màu trắng xám và ẩm, gia đình nghĩ cháu bị viêm da thông thường do vấn đề vệ sinh quần áo, tã vải chưa sạch, nên tự điều trị cho bé. Khi thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, ông bà mới báo bố mẹ để đưa con đi khám.

Khi nhận kết quả con dương tính với giang mai, phải nhập viện để theo dõi, điều trị, bố mẹ bé rất bất ngờ. Kết quả xét nghiệm cho thấy cả nhà ba người đều mắc giang mai, bé bị lây bệnh từ trong bụng mẹ.

Nguy hiểm mà trẻ mắc giang mai phải gánh chịu

Nằm trong nhóm bệnh nhạy cảm, khó nói, trẻ lây giang mai trong thời kì thai sản và khi chào đời có thể gặp những biến chứng lớn.

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động tình dục. Người bệnh thường không biết về căn bệnh này và vô tình lây cho người khác. Ngoài ra, bệnh có thể lây từ mẹ sang con và truyền máu. Việc lây bệnh qua tiếp xúc da tiếp da có thể có gặp nhưng rất hiếm, do tổn thương của giang mai là ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn, lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. 

Theo Sức khỏe và đời sống, em bé sinh ra mắc giang mai bẩm sinh có thể không có triệu chứng gì trong vài tuần đầu sau sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc, viêm màng não,…

Đối với trẻ mắc giang mai khi còn trong bụng mẹ, thai phụ có nguy cơ cao bị sẩy thai, tình trạng này xảy ra lúc bé chưa được 20 tuần tuổi. Đồng thời, người mẹ dễ sinh non hơn bình thường. Trẻ có thể gặp các vấn đề như quấn dây rốn, thai lưu...

Con đường lây truyền bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh, làm cách nào để phòng tránh? - Ảnh 2

Dấu hiệu trẻ mắc giang mai. Ảnh: VnExpress

Khi sinh ra, trẻ hạn chế tăng trưởng, nhẹ cân. Trong 28 ngày đầu tiên của cuộc đời, bé có thể bị sốt, vàng da, gan lách to, thiếu máu, sổ mũi, viêm màng não. Giang mai bẩm sinh giai đoạn muộn còn gây ra các vấn đề về xương, khớp, thị lực, thính giác, chậm phát triển, theo March of Dimes. 

Trẻ sinh ra nhỏ hơn bình thường, da nhăn nheo như người già, bụng to, có các mạch máu tím trên da bụng, gan to, lách to, trẻ có thể sụt cân nhanh, thậm chí chết bất thình lình.

Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, kéo dài suốt đời. Mức độ biến chứng phụ thuộc vào thời gian bé nhiễm bệnh khi còn trong bụng mẹ. Một tỷ lệ không nhỏ trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai tử vong khi còn trong bào thai hoặc sau khi sinh ra.

Chủ động phòng tránh bệnh

Theo TS Huyền chia sẻ trên VietNamNet, trẻ mắc giang mai bẩm sinh có biểu hiện sớm trước 2 tuổi, các dấu hiệu nhận diện thường là có phỏng nước, bong vảy lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, xương to, đau các đầu xương làm trở ngại vận động.

BS Phạm Thị Thảo - Phó trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống, cho hay bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách, sẽ khỏi hoàn toàn.

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai trước tháng thứ 4-5 thai kỳ sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con. Bác sĩ này khuyến cáo cần thực hiện sàng lọc bệnh giang mai với các bà mẹ khi mang thai.

Cũng theo VnExpress, bệnh có thể phòng ngừa, do vậy phụ nữ nên khám thai định kỳ. Nếu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm giang mai, thai phụ hãy nói với bác sĩ điều trị để thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai bẩm sinh cho thai nhi, có biện pháp can thiệp sớm.

Người ra, trước khi kết hôn nên kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để sàng lọc các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Các cặp đôi quan hệ tình dục an toàn một vợ - một chồng, thực hiện các biện pháp ngừa thai an toàn.

Trước đó, bệnh nhi 1,5 tháng tại Hải Dương nhập viện trong tình trạng tróc da tay, chân ngay sau sinh, quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân. Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy bé mắc hội chứng nhiễm trùng, tổn thương da, má trái sưng đỏ, miệng loét. Kết quả xét nghiệm xác định bé mắc giang mai bẩm sinh. Bố mẹ bé cùng làm xét nghiệm, đều có kết quả dương tính với virus giang mai.

Ngộ độc thực phẩm dịp Tết, làm gì để phòng tránh?

Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 gần kề cũng là thời gian người dân có nhu cầu mua sắm, sử dụng thực phẩm nhiều nhất trong năm. Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao.

TIN MỚI NHẤT