Những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong gà rán: Dù nấu chín vẫn nguy hiểm

Sức khỏe 13/01/2023 16:08

Mới đây nhất, rất nhiều em học sinh ngộ độc thực phẩm sau buổi liên hoan cuối năm bởi những món ăn quen thuộc trong đó có gà rán.

Theo VietNamNet, sau khi ăn gà rán và uống trà sữa, gần 20 em học sinh lớp 6 một trường THCS trên địa bàn TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện.

Thông tin ban đầu, vào sáng cùng ngày, các em học sinh trên ăn gà rán và trà sữa được một phụ huynh đại diện hội cha mẹ học sinh mang tới để làm tiệc liên hoan cuối năm. Khoảng 30 phút sau khi ăn, nhiều em có biểu hiện chóng mặt, đau bụng, buồn nôn kèm tiêu chảy.

Ngay sau đó, nhà trường đã nhanh chóng đưa các em vào Bệnh viện Vũng Tàu để cấp cứu, đồng thời báo cho phụ huynh.

Những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong gà rán: Dù nấu chín vẫn nguy hiểm - Ảnh 1
Nhiều em học sinh nhập viện vì ngộ độc do ăn gà rán. Ảnh: VietNamNet 

Còn nhớ, theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, đã tìm thấy nhiều vi khuẩn trong cánh gà chiên của bữa ăn khiến hàng loạt học sinh ngộ độc ở trường iSchool Nha Trang vào những ngày cuối tháng 11/2022. Theo Sức khỏe và đời sống, cụ thể, phát hiện vi khuẩn Salmonella spp; vi khuẩn Bacillus cereus; vi khuẩn Escherichia coli trong mẫu cánh gà chiên.

 

Cánh gà đã chiên/ rán vẫn ngộ độc?

Tuy là thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng gà thường chứa vi khuẩn Campylobacter và Salmonella, nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn thịt gà bị nhiễm vi khuẩn mà không được nấu chín kỹ hoặc nếu nước của thịt gà bị rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên bề mặt bếp. Một số người cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn trong trường hợp đã sử dụng thớt để thái, chặt thịt gà sống mà không rửa sạch trước khi sử dụng để chế biến các thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín nhẹ như rau sống, salad hoặc trái cây.

Trả lời lí do vì sao cánh gà rán vẫn ngộ độc, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ trên Zing News cho biết về nguyên tắc, không chỉ cánh gà, bất cứ thực phẩm nào cũng có thể nhiễm vi khuẩn Samonella hay Escherichia coli.

Cánh gà là một sản phẩm từ động vật, được nhiều người thích ăn và có giá thành rẻ. PGS Thịnh phân tích khi gà được giết mổ tại các lò mổ sẽ được chia thành chính phẩm và phụ phẩm. Chính phẩm là thân gà, phụ phẩm là phần cánh, chân, lòng mề, đầu... Mỗi phần này sẽ được tách riêng, bán ra thị trường với các mục đích khác nhau.

Vị chuyên gia này cho hay cánh gà nhiễm khuẩn dù đã qua chế biến, được chiên rán, Samonella có thể chết nhưng độc tố của chúng không mất đi.

Những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong gà rán: Dù nấu chín vẫn nguy hiểm - Ảnh 2
Dù gà đã chiên/rán, độc tố vẫn không mất đi. Ảnh: Info/VietNamNet

Đồng quan điểm, PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Bệnh viện Methodist Hospital, giảng dạy tại Đại học Y khoa California Northstate, Mỹ, chia sẻ nhiều người nghĩ rằng khi thức ăn nấu chín rồi có thể không bị ngộ độc. Thực thế, trường hợp với vi khuẩn Salmonella, độc tố có thể phát ra trước khi thức ăn nấu chín.

Thức ăn sau khi đun sôi có thể giết vi khuẩn nhưng chưa diệt được các độc tố phát ra trước đó do vi khuẩn sinh sôi, nảy nở trong môi trường thuận lợi (kém vệ sinh).Salmonella có thể tạo ra 2 dạng độc tố là endotoxin (nội tố) và exotoxin (ngoại tố). Cả hai loại này cùng phát sinh nếu như vi khuẩn có môi trường phát triển thuận lợi. Vì vậy, trước khi nấu chín, bạn phần cần phải rửa sạch thịt bằng nước ít nhất 20-30 giây để giảm lượng vi khuẩn và khử các chất độc.

Bên cạnh đó, CDC Mỹ đưa ra các cách lây lan độc tố vi khuẩn khác của Salmonella như nước uống, tiếp xúc gần với người, đặc biệt là thú nuôi. Vì vậy, điểm quan trọng là giữ vệ sinh tổng quát cho cả môi trường nấu ăn chứ không chỉ tập trung vào đun nấu sôi.

Cũng theo bác sĩ Huỳnh Wynn Trần, khung nhiệt độ 4 đến 60 độ C là khoảng nguy hiểm (danger zone for food) cho vi khuẩn phát triển trong đồ ăn. Với đồ ăn, nhiệt độ trong khoảng này là tối ưu để chúng phát triển và tiết ra độc tố. Vì vậy, người dân nên tránh để đồ ăn trong khoảng nhiệt độ trên, giảm rủi ro ngộ độc thức ăn.

PGS Phu chia sẻ trên Info/VietNamNet cho biết Salmonella ở phân gà rất nhiều nên trứng gà, thịt gia cầm rất dễ nhiễm vi khuẩn này nên đây cũng là nhóm thực phẩm dễ nhiễm và gây ngộ độc.

Bác sĩ Nguyên cho rằng khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, chúng ta phải xem xét kỹ lại toàn bộ các khâu trong chuỗi, từ đó rút kinh nghiệm để phòng tránh cho các trường hợp về sau.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Theo Báo Sức khỏe và đời sống, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do thịt gà, các bà nội trợ cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Khi mua thịt gà sống ở chợ hoặc siêu thị cần cho gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc tủ lạnh để chúng không bị dính vào các thực phẩm khác.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà.

- Không rửa thịt gà sống gần các thực phẩm khác vì trong quá trình rửa, nước rửa gà có thể bắn ra làm ô nhiễm các thực phẩm, đồ dùng và bề mặt khác.

- Dùng thớt riêng để chế biến thịt gà sống. Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và mặt bàn bếp bằng nước rửa bát sau khi sơ chế gà và trước khi chế biến món tiếp theo.

- Không để thực phẩm đã nấu chín hoặc sản phẩm tươi sống trên đĩa, thớt, hoặc bề mặt khác mà trước đó đã đựng thịt gà sống.

- Không nên dùng lò vi sóng hoặc các thiết bị điện tử có khả năng làm nóng không đều để chế biến thịt gà đông lạnh.

- Chỉ ăn thịt gà khi đã được nấu chín kỹ, không còn màu đỏ, không ăn thịt gà tái.

- Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn thừa trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu trời nóng).

- Chế biến cần đảm bảo đủ nhiệt để làm chín thịt phẩm.

- Đảm bảo siết chặt an toàn từ khâu chế biến đến lúc lên bàn ăn. Ví dụ khu vực bếp chế biến sạch sẽ từ phòng ốc, dao thớt, dụng cụ nấu ăn. Thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, sạch, có kiểm soát thú y. Sức khoẻ người chế biến, bàn tay chế biến. Trong phòng bếp đảm bảo không có côn trùng như ruồi, chuột, kiến, gián.

Ngộ độc thực phẩm dịp Tết, làm gì để phòng tránh?

Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 gần kề cũng là thời gian người dân có nhu cầu mua sắm, sử dụng thực phẩm nhiều nhất trong năm. Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao.

TIN MỚI NHẤT