6 ca bệnh đều ở trong độ tuổi trẻ và chưa lập gia đình, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông.
- Mối nguy hại trong một loại siro ho của Ấn Độ, WHO lên tiếng cảnh báo
- Nghẹt thở giây phút mổ ‘bắt con’ cho thai phụ sản giật do tan máu bẩm sinh Thalassemia: Ê-kíp gần 10 bác sĩ, điều dưỡng
Theo thông tin từ Báo Người Lao Động cho hay, trong 2 tuần qua, các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận, điều trị nhiều bệnh nhân xoắn tinh hoàn, đáng nói có tới 6 trường hợp phải cắt tinh hoàn đều chưa lập gia đình.
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, thời điểm mùa thu đông, xoắn tinh hoàn xảy ra với tần suất dày đặc. Tỉ lệ xoắn tinh hoàn xảy ra đột ngột ở mọi lứa tuổi ở cả trẻ em, thanh niên, thậm chí người cao tuổi.
Theo VTV, xoắn tinh hoàn hay bị nhầm lẫn với viêm tinh hoàn làm chậm trễ quá trình điều trị đặc biệt tại các tuyến y tế cơ sở, mất đi "thời gian vàng" để cứu lấy tinh hoàn trong mổ. Đây là một trong những cấp cứu ngoại khoa cần chẩn đoán và xử lý nên các bạn trẻ nên để ý để đến bệnh viện kịp thời.
Nếu xử trí muộn sẽ khiến nam giới mổ cắt tinh hoàn do biến chứng hoại tử sẽ ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới.
Theo PGS. TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, xoắn tinh hoàn không chỉ để lại những hậu quả nặng nề về chức năng sinh sản, những rối loạn về nội tiết của bệnh nhân mà còn là những rối loạn tâm lý. Bệnh nhân sẽ mặc cảm, tự ti trong cuộc sống, thông thường phải đặt tinh hoàn nhân tạo với mục đích thẩm mỹ, tuy nhiên không có chức năng về mặt nội tiết và chức năng sinh sản.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.
"Những trường hợp xoắn tinh hoàn thông thường có những dấu hiệu sau: Đau đột ngột dữ dội vùng bìu, nôn, buồn nôn, tinh hoàn treo lên cao. Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn hay bị nhầm lẫn với viêm tinh hoàn làm chậm trễ quá trình điều trị đặc biệt tại các tuyến y tế cơ sở, mất đi "thời gian vàng" để cứu lấy tinh hoàn trong mổ. Đây là một trong những cấp cứu ngoại khoa cần chẩn đoán và xử lý nên các bạn trẻ nên để ý để đến bệnh viện kịp thời"- bác sĩ Khánh lưu ý.
Điều gì xảy ra khi cắt tinh hoàn?
Theo VnExpress, sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, nam giới có nguy cơ mất sức mạnh cơ bắp, loãng xương, giảm ham muốn tình dục, thậm chí mất khả năng sinh sản.
Tinh hoàn là nguồn cung cấp testosterone chính trong cơ thể, nên sau khi cắt bỏ tinh hoàn, nam giới có thể đối diện tình trạng testosterone thấp. Có một số tác dụng phụ kéo dài có thể xảy ra và thường rõ ràng hơn trong trường hợp nam giới phải cắt bỏ cả 2 tinh hoàn.
Những tác dụng phụ tiềm ẩn này bao gồm: mất sức mạnh cơ bắp, loãng xương (tình trạng mô xương trở nên mỏng manh do thay đổi nội tiết tố), mất ham muốn tình dục và không có khả năng đạt được hoặc duy trì được sự cương cứng. Người bị cắt tinh hoàn dễ bị tăng cân không kiểm soát, trầm cảm, tâm trạng sụt giảm, rối loạn cương dương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch...
Cắt bỏ một bên tinh hoàn thường không ảnh hưởng đến mức testosterone trong cơ thể về sau, miễn là tinh hoàn còn lại khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Nhưng nếu cắt cả 2 bên tinh hoàn, cơ thể sẽ không thể sản xuất tinh trùng và nồng độ testosterone sẽ giảm xuống mức rất thấp, dẫn tới khả năng sinh sản của nam giới sẽ thấp hơn hoặc mất hoàn toàn.
Trong trường hợp cắt một bên tinh hoàn, một bên còn lại dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. Do đó, người bị cắt tinh hoàn luôn phải thận trọng khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc, do thi thoảng một bên tinh hoàn còn lại bị đau, dễ tổn thương.