Cách lựa chọn thực phẩm ngày Tết cho người bệnh thận

Sức khỏe 13/02/2024 15:23

Những món ăn ngày Tết luôn hấp dẫn khẩu vị ăn uống của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người bệnh thận, cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp để không gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Nguyên GĐTT Thận tiết niệu và lọc máu, BV Bạch Mai, sẽ giúp cho người bệnh thận có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình trong những ngày Tết.

Trong các món ăn ngày Tết đặc trưng nhất là bánh chưng, loại bánh này rất giàu năng lượng và có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu. Mặt khác bánh chưng, cùng với dưa muối, thịt đông là những món ăn chứa một hàm lượng muối cao, nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.

Cách lựa chọn thực phẩm ngày Tết cho người bệnh thận - Ảnh 1
Người bệnh thận cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp để không gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Các loại thực phẩm như tôm, cá khô, xúc xích, thịt bò khô cũng được hiện diện trong bữa ăn ngày Tết của nhiều gia đình. Các loại thực phẩm này có một hàm lượng muối cao, có một số thì quá nhiều chất béo như xúc xích nên cũng không tốt cho những bệnh nhân cần hạn chế muối và kiêng mỡ như bệnh thận. 

Ngoài những món như đã nêu trên, các loại giò chả... cũng là những món có nhiều chất béo, hàm lượng protein khá cao. Do vậy, người bệnh thận cũng chỉ nên ăn một lượng rất hạn chế, khoảng 100 - 150g/24 giờ và có thể ít hơn nữa nếu các bệnh nhân suy thận có kèm theo tăng huyết áp, suy tim hoặc suy thận giai đoạn điều trị bảo tồn chưa phải lọc máu chu kỳ. Thức ăn từ phủ tạng của động vật như óc lợn, gan, dạ dày và một số thức ăn như dưa giá, măng, dù là măng tươi hay khô, đều là những thực phẩm làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu, nên tránh dùng ở những người bị mắc bệnh thận có tăng acid uric (bệnh goute) đi kèm. 

Riêng đối với nước và trái cây: Đây là loại thực phẩm được khuyên dùng nhiều trong những ngày Tết. Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với những người bình thường hoặc những người bị bệnh thận chưa có suy thận và đái ít. Bởi vì khi đã bị suy thận, ăn nhiều trái cây như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, táo... có nguy cơ tăng kali máu. Khi kali máu tăng là một cấp cứu nội khoa, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh nếu như tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim.

Nước uống: nên dùng nước đun sôi để nguội. Lượng nước qua ăn hoặc uống vào hàng ngày bằng số lượng nước tiểu/24 giờ cộng thêm từ 400-500ml. Nên hạn chế nước đối với những người bị phù nhiều hoặc tăng huyết áp. Tuyệt đối không uống rượu bia, không nên uống các loại nước ngọt có ga vì dễ gây các biến chứng về đột quỵ, nhất là người suy thận có tăng huyết áp.

Ngày Tết, người bị gout ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Chế độ ăn uống có liên quan quan chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Trong những ngày Tết, người bệnh gout hoặc có nguy cơ bị bệnh gout cần hết sức chú ý đến vấn đề dinh dưỡng và sinh hoạt.

TIN MỚI NHẤT