Khoảng thời gian đợi nhiệt miệng lành hẳn có thể rất kinh khủng vì bạn phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bạn có thể làm tại nhà nhằm giảm đau và đẩy nhanh tiến trình mau lành của nhiệt miệng.
- 4 thói quen nên có để có một đường ruột khỏe mạnh, giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
- Cặp vợ chồng 35 tuổi cùng nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ bệnh viện K chỉ ra nguyên nhân là thói quen tiết kiệm mà nhiều người cũng mắc phải
1. Chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng sữa chua
Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Vì thế, nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này cùng tình trạng viêm ruột thì chắc chắn hiện tượng nhiệt miệng cũng sẽ không còn.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, các men vi sinh sống như lactobacillus có trong sữa chua có tác dụng giúp tiêu diệt khuẩn HP, đồng thời điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu tình trạng nhiệt miệng là do vi khuẩn HP thì bạn nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần dinh dưỡng trong vài ngày nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ít nhất 245 gam sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng nhiệt miệng tái phát.
2. Bôi trực tiếp mật ong lên nhiệt miệng
Mật ong có tác dụng rất nhiều trong việc kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp, giúp cho các vết nhiệt miệng không bị sưng đỏ và đau rát. Có rất nhiều cách bạn có thể sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng hiệu quả như:
- Bôi trực tiếp mật ong lên nốt nhiệt miệng 4 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.
- Uống nước trà nóng pha thêm với mật ong mỗi ngày. Khi uống bạn nên uống từng hớp nhỏ, từ từ cho dinh dịch thẩm thấu vào vết nhiệt và đem lại hiệu quả giảm đau cũng như bớt sưng đỏ.
- Hay một cách khác, bạn có thể dùng mật ong trộng với bột nghệ, và đắp hỗn hợp này lên vết nhiệt 2 - 3 lần/ngày để thấy được hiệu quả nhanh chóng.
3. Chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa 2 hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt đó chính là azulene và levomenol. Bạn có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc dùng bông hoa cúc trong túi trà (sau khi đã pha với nước ấm) đắp lên nốt nhiệt trong vài phút để làm dịu vết thương nhé.
4. Sử dụng dầu dừa
Một nghiên cứu đã chỉ ra dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt vì trong dầu dừa có chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Chất kháng viêm tự nhiên này giúp vết thương bớt đỏ hay đau.
Bạn hãy thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành. Bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa ngày 2 – 3 lần để giúp vết loét nhanh lành hơn.