Được biết đến là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, những người duy trì các thói quen này lại tăng khả năng mắc bệnh lên đến 99,9%.
- Không ngờ nắm lá rau quen thuộc giúp bệnh tiểu đường, đau mỏi bay biến mất: Bí mật nhà nào cũng có
- Không có bất cứ triệu chứng nào, người phụ nữ đi khám bất ngờ nhận kết quả mắc ung thư
Vì sao đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm?
Theo Sức khỏe và đời sống, đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng như: Đau đầu dữ dội, tê yếu hoặc liệt vùng mặt, tay chân, rối loạn ngôn ngữ, tri giác…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 17 triệu người bị đột quỵ trên toàn cầu, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn. Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người đột quỵ mỗi năm. Hơn 50% trong số đó tử vong, chỉ có 10% sống sót là hồi phục hoàn toàn, còn lại là có hồi phục nhưng kèm theo rất nhiều di chứng về thần kinh, vận động như: Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ…
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Theo Thanh Niên, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho hay, cứ 40 giây lại có một người ở Mỹ bị đột quỵ, vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng là rất quan trọng.
Theo các chuyên gia, đây là 5 dấu hiệu chắc chắn của đột quỵ.
Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
Đột ngột nhầm lẫn, khó nói hoặc khó hiểu lời nói.
Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
Đột ngột khó đi bộ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thiếu phối hợp.
Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Đột quỵ cũng xảy ra với giới trẻ
10-15% trường hợp đột quỵ xảy ra với những người dưới 50 tuổi - vì vậy không bao giờ là quá sớm để chủ động. "Bạn không nghĩ về bệnh tật khi còn trẻ", bác sĩ Vladimir Hachinski, chuyên gia về đột quỵ và thần kinh, nói.
"Nếu bạn sắp học đại học hoặc rời khỏi nhà, thói quen của bạn sẽ thay đổi vào lúc này. Bạn bắt đầu tự ăn uống. Đây là thời điểm tốt để suy nghĩ về cách phòng chống bệnh tật”, bác sĩ Hachinski lưu ý, theo Eat This, Not That!
4 thói quen dễ mắc đột quỵ thông thường
Uống nhiều nước tăng lực
Thói quen uống nước tăng lực sẽ khiến cho bạn dễ mắc tim mạch, cao huyết áp vô cùng nguy hiểm. Theo các chuyên gia dinh dương thì trong một lon nước tăng lực có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Đặc biệt, nếu bạn uống hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ ảnh hưởng tới tính mạng.
Thực tế đã chứng minh rằng, có một số ca bệnh bị đột quỵ sau khi uống nước tăng lực với một số biểu hiện ngay lúc uống có thể nhận biết và cấp cứu kịp thời như: khó thở, mệt mỏi, suy kiệt dẫn đến đột quỵ.
Thường xuyên thức khuya
Theo chia sẻ của vị giáo sư Francesco Cappuccio và Tiến sĩ Michelle Miller, thuộc đại học Y của Mỹ cho biết: Khi con người thường xuyên thức khuya và ngủ ít hơn 6 giờ/đêm, thì nguy cơ phát triển bệnh đột quỵ lên 15% so với người ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là bởi việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng... làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Và cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não dẫn tới nguy cơ đột quỵ.
Ngồi quá lâu không vận động
Theo một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy rằng: Phụ nữ ngồi từ 10 giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 18% so với những người chỉ ngồi từ 5 giờ trở xuống.
Ngồi quá lâu sẽ khiến độ nhớt trong máu tăng cao, cơ tim bị co lại và yếu đi… Nếu những triệu chứng đó tái diễn thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến động mạch bị xơ cứng dễ phát sinh đột quỵ.
Thường xuyên tắm khuya
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người có thói quen tắm rất muộn sau khi kết thúc hết tất cả công việc của một ngày, hay cũng có một số người dù không bận rộn nhưng vẫn tắm rất khuya để cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Thêm vào đó, theo các chuyên gia tim mạch cho biết, tắm đêm vì bất cứ mục đích gì cũng không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân là càng về khuya, nhiệt độ càng xuống thấp, cơ thể cũng vì vậy mà hạ thân nhiệt theo không tốt cho tim mạch và huyết áp của bạn.
Chính vì vậy, nếu như bạn muốn tắm trong lúc này, cho dù là nước nóng hay nước lạnh, cơ thể phải tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não, khiến cho tim ngừng đập dẫn tới đột tử.
Phòng ngừa đột quỵ
Theo Tuổi Trẻ, thêm không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ giảm thêm đến mức rét đậm rét hại, đây cũng là thời điểm khiến nguy cơ đột quỵ chảy máu não gia tăng.
Bác sĩ chỉ rõ khi nhận thấy bệnh nhân có sự khác thường như mặt có biểu hiện cười méo miệng, nhìn không rõ xung quanh; tay và chân khó di chuyển, cử động; nói líu lưỡi, không diễn đạt được.
Lúc này, hãy yêu cầu bệnh nhân cười, đưa tay lên, nói một câu lặp lại bất kỳ, nếu bệnh nhân không thể làm được thì rất có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Lúc này, người thân không nên cạo gió, chích máu đầu ngón tay hay chờ bệnh nhận ổn rồi mới gọi cấp cứu. Người thân cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Trong quá trình chờ xe cấp cứu, cần xử lý như sau:
1. Quỳ xuống một bên của nạn nhân, sửa tay nạn nhân vuông góc
2. Kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
3. Kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay vào phía của bạn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo để phòng tránh đột quỵ vào trời lạnh nên ngủ trong phòng kín gió, luôn giữ đủ ấm cho cơ thể. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Chú ý uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Đặc biệt, đối với người bệnh mãn tính cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe nếu phát hiện huyết áp cao cần được uống thuốc thường xuyên theo đơn của các sĩ, theo dõi chỉ số huyết áp duy trì trong mức bình thường.
Ngoài ra, người dân cần có lối sống lành mạnh, không lạm dụng thuốc lá, bia rượu, tập thể dục điều độ... để phòng tránh bệnh.