3 thực phẩm bạn nên ăn và 4 thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp

Sức khỏe 15/07/2021 14:58

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân...

Một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng việc bổ sung các loại thực phẩm tốt trong bữa ăn hằng ngày có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh góp phần vào quá trình điều trị bệnh. 

Dưới đây là những điều bạn nên biết về chế độ ăn phù hợp cho người bị cường giáp.

Người bị cường giáp nên ăn gì?

1. Các loại rau ăn lá

3 thực phẩm bạn nên ăn và 4 thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp - Ảnh 1

Hãy ăn các loại rau ăn lá, đặc biệt là rau họ cải như súp lơ, cải ngọt, bắp cải,... Rau họ cải giúp làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể.

Tuy nhiên, việc sử dụng rau họ cải phải vừa đủ, tránh dùng quá nhiều vì các loại thực phẩm này lại có thể dẫn đến suy giáp.

2. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng

Các loại thực phẩm như gan, nấm, các loại hạt khô, ngũ cốc, thịt, hạt lanh, quả bơ,... giàu sắt, selen, các loại vitamin, kẽm, canxi, chất béo lành mạnh, có thể giúp giảm viêm, cải thiện hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tuyến giáp và khối lượng xương.

3. Các loại gia vị

3 thực phẩm bạn nên ăn và 4 thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp - Ảnh 2

Các loại gia vị, rau thơm như nghệ, gừng, tiêu đen, định hương, bạc hà,... không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn là một chất chống viêm, giàu chất chống oxy hóa.

Người bị cường giáp nên kiêng gì?

1. Thực phẩm giàu i-ốt

Bạn nên tránh một số loại thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, tảo biển, muối i-ốt do chúng có hàm lượng i-ốt cao.

 Điều này được giải thích là do i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên.

2. Gluten

3 thực phẩm bạn nên ăn và 4 thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp - Ảnh 3

Gluten có thể gây ra dị ứng và viêm nghiêm trọng trong cơ thể người bị cường giáp, do đó hãy thử hạn chế gluten trong chế độ ăn.

Lúa mì, mạch nha, men nở là một số nguyên liệu nhà bếp chứa nhiều gluten.

3. Đậu nành

Đậu nành không phải nguồn cung cấp i-ốt, nhưng có nhiều nghiên cứu chứng minh đậu nành không phù hợp với bệnh nhân tuyến giáp, vì nó cho thấy các phản ứng và tình trạng không dung nạp nghiêm trọng.

Do đó người bệnh nên hạn chế ăn đậu phụ, nước tương đậu lành, sữa đậu nành.

4. Đồ uống có caffeine

3 thực phẩm bạn nên ăn và 4 thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp - Ảnh 4

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước ngọt có gas và chocolate có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp bằng cách gây lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, khó chịu và tim đập nhanh.

Bạn có thể thay thế bằng các đồ uống không chứa caffeine, ví dụ như các loại trà thảo mộc.

8 tỉnh, thành tình hình dịch COVID-19 đang rất 'nóng'

Sáng nay 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Cà Mau về công tác phòng chống dịch COVID-19. Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 34.582 ca bệnh, trong đó có 33.909 ca trong nước (98%), 7.547 người đã khỏi bệnh (22%), 100 ca tử vong. Trong tuần qua, cả nước ghi nhận thêm 8.187 ca mắc mới tại 34 tỉnh, thành phố. 8 tỉnh có số mắc tăng cao so với tuần trước là TPHCM (tăng 6.338 ca), Bình Dương (458 ca), Tiền Giang (280 ca), Đồng Nai (222 ca), Đồng Tháp (161 ca), Long An (129 ca), Khánh Hòa (117 ca), Vĩnh Long (114 ca). Tính tới thời điểm hiện tại, TP.HCM đã ghi nhận 19.405 ca nhiễm; Bình Dương: 1.887 ca; Tiền Giang: 585 trường hợp; Đồng Nai: 443 ca mắc; Đồng Tháp: 818 ca nhiễm; Long An: 523 ca mắc; Khánh Hòa: 277 ca và Vĩnh Long: 192 ca. Số ca mắc COVID-19 của 8 tỉnh, thành phía Nam tăng nhanh, các ổ dịch phức tạp. Số ca mắc COVID-19 của 8 tỉnh, thành phía Nam tăng nhanh, các ổ dịch phức tạp. Nhận định tình hình, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dịch bệnh hiện vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh đã ghi nhận có tại 58/63 tỉnh, thành phố. TPHCM và một số tỉnh miền Nam đang có diễn biến phức tạp với số ca mắc liên tục gia tăng. Theo Bộ trưởng, do dịch bệnh đã lây lan rộng trên địa bàn, nhiều ổ dịch xảy ra tại các khu chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư đông người nên trong vài ngày tới, tại TPHCM sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát tình hình khi hết thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Các tỉnh, thành phố khác tiếp giáp với TPHCM và các địa phương thuộc khu vực phía Nam (Bình Dương, Long An, Đồng Nai…) cũng tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xác định những nhiệm vụ, giải pháp, bổ sung các quy định, quy chế, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm, tổ chức thực hiện hiệu quả, bảo đảm các điều kiện, phối hợp giữa các lực lượng, các địa phương nhịp nhàng, hiệu quả, tránh trùng lặp, tránh bỏ sót. "Tinh thần là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân là trên hết, trước hết, các tỉnh đang có dịch phải ưu tiên số một cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Những nơi an toàn, điều kiện cho phép thì phải tổ chức sản xuất thật tốt để thực hiện mục tiêu kép".

TIN MỚI NHẤT