Bạn nên tập thể dục đều đặn, tránh lãng phí thời gian và tránh xa caffein, rượu.
- Những thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng bị đầy hơi
- Chất béo nào cũng xấu? Giới thiệu cho các bạn 6 chất béo tốt cho sức khoẻ
Khi bạn đang rất mệt mỏi, có một số điều bạn nên tránh, chẳng hạn như dừng làm ngay những công việc quan trọng và hãy trì hoãn nó.
Không lái xe khi bạn đang quá mệt mỏi là chuyện đương nhiên. Ngoài ra, khi buồn ngủ do mệt mỏi cực độ, khả năng làm việc hết công suất cũng không cao lắm, chẳng hạn như đi một quãng đường dài. Và có rất nhiều điều cần tránh khi bạn mệt mỏi.
Dựa trên dữ liệu từ trang sức khỏe ‘the healthy’ của tạp chí ‘Reader’s Digest’ của Mỹ, đã chỉ ra ‘10 điều không nên làm khi bạn đang mệt mỏi’.
Đừng vận động hết sức của mình
Dù bạn đang chạy một vòng quanh khu phố hay đang đổ mồ hôi trên máy chạy bộ, nhưng nếu bạn thấy mệt mỏi và kiệt sức, bạn nên nghỉ ngơi ngay lập tức. William Seugs, chuyên gia dinh dưỡng thể thao kiêm huấn luyện viên cá nhân của thành phố New York đã nói rằng "Thật lãng phí thời gian nếu bạn vận động mạnh bất chấp mệt mỏi dẫn đến việc không có đủ năng lượng để làm các công việc theo quy tắc."
Điều này là do hiệu quả của việc vận động không thể mang lại kết quả mà bạn mong đợi một cách chính xác. Tốt hơn là bạn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi xe đạp hơn là vận động mạnh. Vận động quá mạnh có thể gây ra chuột rút hoặc chấn thương cơ.
Đừng uống quá đồ uống có chứa cafein
Mọi người thường nhâm nhi cà phê và nghĩ mình có thể chịu đựng mệt mỏi trong cả ngày dài nhờ nó. Tuy nhiên, khi tác dụng của caffeine trong cơ thể biến mất, cơ thể của bạn sẽ trở nên mệt mỏi cực độ. Thời gian bán thải của caffein lên đến 5 giờ. Điều này có nghĩa là khoảng một nửa lượng caffeine mà bạn tiêu thụ vẫn sẽ còn sót lại trong cơ thể sau 5 giờ. Đặt biệt, Caffeine sẽ trở thành một trở ngại lớn cho giấc ngủ sâu của bạn.
Tiến sĩ Daniel Baron của Trung tâm Y học Giấc ngủ Weill Cornell ở New York cảnh báo rằng "Bạn sẽ không cảm thấy tràn đầy năng lượng khi uống cà phê, nhưng bộ não của bạn biết rằng caffeine vẫn còn trong cơ thể bạn, vì vậy nó có thể gây hại cho giấc ngủ của bạn vào ban đêm". Tiến sĩ Baron nói: “Không nên tiêu thụ caffeine sau 1 giờ chiều”. Thay vào đó, bạn hãy uống một cốc nước, ăn một quả táo hoặc đi dạo một lát với các bước đi nhanh.
Đừng cãi nhau với bạn đời của bạn
Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể dễ dàng xảy xung đột với những ý kiến khác nhau dù chỉ là những bất đồng nhỏ nhất. Theo kết quả của một nghiên cứu hợp tác giữa Trường Y Harvard và Đại học California, Berkeley (2007) được đăng tải trên tạp chí Current Biology cho thấy thiếu ngủ khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc.
Ngoài ra, khi bạn mệt mỏi, bạn khó đoán được chính xác nét mặt của người khác. Bạn phải hết sức cẩn thận vì có thể hiểu sai ý định của bạn đời và dẫn đến gây gổ không đáng có.
Đừng ngủ trưa quá trễ
Ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa không phải là việc xấu. Bạn nên ngủ trưa càng sớm càng tốt, chợp mắt 20-30 phút ở tư thế thoải mái sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo mà không làm phiền đến giấc ngủ vào ban đêm của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn ngủ quá trễ vào buổi trưa, bạn sẽ không thể ngủ ngon vào ban đêm, nó sẽ khiến bạn rơi vòng luẩn quẩn khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Đừng đầu hàng trước đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt (loại đồ ăn có hàm lượng calo cao, ít dinh dưỡng) là những thực phẩm ăn nhanh chứa nhiều chất béo và không tốt cho sức khỏe.
Khi thiếu ngủ, khu vực kiểm soát quyết định của não sẽ trở nên cùn và khu vực liên quan đến ham muốn sẽ được khuếch đại. Điều này dẫn đến cảm giác thèm ăn thức ăn giàu chất béo và calo.
Trong trường hợp này, bạn hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng, chọn ngũ cốc nguyên hạt, protein, rau và protein ít chất béo.
Đừng giải quyết các dự án quan trọng tại nơi làm việc
Nếu có thể, nên xử lý các dự án quan trọng một cách hợp lý khi mệt mỏi của bạn được giải tỏa và tinh thần tỉnh táo. Một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Duke, Hoa Kỳ được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Thần kinh vào năm 2011 cho thấy rằng những người trưởng thành bị thiếu ngủ có nhiều khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực hơn là tích cực. Điều này có nghĩa là những quyết định bạn đưa ra khi cảm thấy mệt mỏi có thể tồi tệ hơn nhiều so với những quyết định bạn đưa ra khi tâm trạng sảng khoái sau khi nghỉ ngơi đầy đủ.
Đừng đi chệch khỏi thói quen ngủ bình thường của bạn
Khi bạn mệt mỏi, bạn rất dễ đi chệch khỏi thói quen ngủ bình thường. Bạn có thể cảm thấy muốn đi ngủ sớm hơn bình thường hoặc thức dậy muộn hơn bình thường. Nhưng bạn phải kìm nén sự thôi thúc này. Nếu bạn thay đổi thói quen ngủ, nó có thể khiến bạn khó ngủ ngon do chu kỳ giấc ngủ không đều.
Chuyên gia dinh dưỡng Jacqueline Blakely tại Holtorf Medical Group ở El Segundo, Calif, cho biết rằn: “Thay đổi thời gian ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của bạn.” Nếu có thể, hãy đi ngủ cùng giờ và thức dậy cùng giờ sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn. Đặc biệt, bạn nên cố gắng ngủ từ 7-8 tiếng vào ban đêm.
Đừng đánh giá thấp sự mệt mỏi của bản thân
Bạn không thể tự ý phán đoán bản thân mệt mỏi như thế nào. Thiếu ngủ khiến bạn khó đánh giá đúng mức độ mệt mỏi của mình.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ không nghĩ rằng họ mệt mỏi, nhưng họ mắc nhiều sai lầm khi làm một số việc nhất định hơn những người khác. Vì vậy, khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn phải tạm dừng một quyết định hoặc các công việc thực sự quan trọng và lớn lao.
Đừng truy cập vào mạng xã hội
Truy cập các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Instagram có thể được xem là một cách thư giãn hoặc giải toả căng thẳng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì điều này có thể dẫn đến những sai lầm đau lòng. Khi chúng ta mệt mỏi, khả năng phán đoán của chúng ta bị mờ đi và khả năng tự kiểm soát của chúng ta bị suy yếu. Vì điều này, bạn rất có nguy cơ rơi vào bẫy khi đăng nội dung gì đó và hối hận về sau.
Nếu bạn sử dụng điện thoại hoặc máy tính trong thời gian dài trước khi đi ngủ, ánh sáng có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ, khiến bạn khó có được giấc ngủ ngon.
Đừng uống rượu
Bạn cho rằng uống một ly rượu vang trước khi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng? Không phải như vậy. Uống rượu trước khi ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng có khả năng cao bạn sẽ không thể ngủ sâu giấc. Ngoài ra bạn cũng có thể bị thức giấc đột ngột vào giữa đêm hoặc sáng sớm.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Handbook of Clinical Neurology vào năm 2014, rượu can thiệp vào cân bằng nội môi của cơ thể bằng cách làm giảm chất lượng giấc ngủ. Cân bằng nội môi là đặc điểm của việc cố gắng duy trì trạng thái tối ưu hóa của bản thân.
Theo Kormedi