Đậu đen 'nhỏ nhưng có võ', ăn theo cách này giúp thải được mọi độc tố, dinh dưỡng nhân đôi

Sống khỏe 02/09/2023 06:20

Chỉ cần áp dụng một vài phương pháp chế biến đơn giản là đậu đen đã có thể phát huy khả năng giải độc cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của đậu đen

Định lượng nửa cốc (86g)

Năng lượng: 114 kilocalories

Chất đạm: 7,62 g

Chất béo: 0,46 g

Carbohydrate: 20,39 g

Chất xơ: 7,5 g

Đường: 0,28 g

Canxi: 23 mg

Sắt: 1,81 mg

Magiê: 60 mg

Phốt pho: 120 mg

Kali: 305 mg

Natri: 1 mg

Kẽm: 0,96 mg

Thiamin: 0,21 mg

Niacin: 0,434 mg

Folate: 128 msg

Vitamin K: 2,8 mg

Đậu đen cũng cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thực vật như saponin, anthocyanins, kaempferol và quercetin, tất cả các hợp chất này đều có đặc tính chống oxy hóa.

Cũng giống như nhiều loại đậu khác, đậu đen chứa tinh bột, một dạng carbohydrate phức tạp. Tinh bột hoạt động như một kho dự trữ năng lượng đốt cháy chậm cho nên cũng được cơ thể tiêu hóa chậm, ngăn chặn sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu.

Đậu đen 'nhỏ nhưng có võ', ăn theo cách này giúp thải được mọi độc tố, dinh dưỡng nhân đôi - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Giải độc cơ thể bằng đậu đen

Thải độc bằng đậu đen là cách được nhiều chị em ưa chuộng. Chỉ cần áp dụng một vài phương pháp chế biến đơn giản là đậu đen đã có thể phát huy khả năng giải độc cơ thể như nấu chè đỗ đen hay nấu thành nước uống với lượng từ 20-40g mỗi ngày, hoặc cầu kỳ hơn có thể nấu cháo đậu đen với lá sen (lá sen lấy loại lá bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ đem sắc 15 - 20 phút, lọc lấy nước. Gạo tẻ và đậu đen vo qua, cho vào nồi nước sắc lá sen, thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. Nêm gia vị, và ăn nguội trong ngày).

Có thể ăn đậu đen thường xuyên, nhất là trong mùa hè. Thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: Tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa, suy nhược cơ thể...

Đậu đen 'nhỏ nhưng có võ', ăn theo cách này giúp thải được mọi độc tố, dinh dưỡng nhân đôi - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nước đậu đen rang - đơn giản, dễ làm nhưng vạn công dụng

Rang đậu đen và hãm lấy nước uống là một trong những cách giải nhiệt nhanh, an toàn và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo nhiều ý kiến thì 2 tác dụng nổi bật của nước đậu đen là giảm cân và thanh lọc cơ thể, giúp da sáng mịn, hạn chế sinh mụn. Ngoài ra, những lợi ích khác mà đậu đen đem lại còn bao gồm:

Giúp xương khỏe mạnh

Canxi và phốt pho là hai khoáng chất rất quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc xương; trong khi sắt và kẽm lại đóng vai trò duy trì sức mạnh và độ đàn hồi cho xương khớp. Điều thú vị là mọi thành phần vừa nêu đều có mặt trong đậu đen. Do vậy, nếu muốn phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp và giữ cho xương chắc khỏe, bạn nên duy trì thói quen dùng nước đậu đen rang.

Giúp hạ huyết áp

Uống nước đậu đen có tác dụng gì trong việc điều hòa huyết áp? Việc duy trì lượng natri thấp là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. Đậu đen xanh lòng có hàm lượng natri thấp tự nhiên và chứa kali, canxi và magiê, giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Đậu đen còn có tính kháng viêm và chứa thành phần vitamin nhóm B phức hợp cao, giúp cho mạch máu được tăng thêm sức khỏe, làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể, hỗ trợ cho những người đang mắc bệnh tim được khỏe mạnh hơn.

Đậu đen 'nhỏ nhưng có võ', ăn theo cách này giúp thải được mọi độc tố, dinh dưỡng nhân đôi - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý khi dùng đậu đen

Tuy là loại hạt lành tính nhưng không phải ai cũng có thể dùng nước đậu đen thường xuyên để bổ sung sinh dưỡng.

Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tùy vị hư, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên dùng. Không nên cho trẻ uống nước đậu đen khi trẻ nhỏ thường xuyên bị đái dầm do bàng quang hàn.

Đồng thời những người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly và không nên sử dụng nước đậu đen cho trẻ nhỏ dưới một tuổi, trên một tuổi sử dụng với mức vừa phải.

Mối liên quan giữa ma túy và đột quỵ não, đặc biệt là xuất huyết não

Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

TIN MỚI NHẤT