Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng hình dạng cơ thể, đặc biệt là nơi xuất hiện chất béo, có thể dự đoán sức khỏe tim mạch của bạn.
- Hướng dẫn cách giảm mỡ bụng dưới hiệu quả và sở hữu vòng eo lý tưởng nhất
- 6 mẹo khắc phục tình trạng mỡ bụng chưa giảm ngực đã teo
Phát hiện này thật sự là một thách thức cho cộng đồng y tế vì sự phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để dự đoán nguy cơ tim mạch như từ trước đến nay.
Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Qibin Qi tại Trường Đại học Y Albert Einstein ở New York. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu này với đối tượng là các phụ nữ mãn kinh. Có hơn 2.600 phụ nữ tham gia vào cuộc thử nghiệm này.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một phép đo kiên định trong nhiều thập kỷ. Nhưng nghiên cứu mới này đã cho biết, chúng có thể không có nhiều ý nghĩa như các bác sĩ đã từng nghĩ, đặc biệt là đối với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch của phụ nữ mãn kinh.
Họ cho rằng chính hình dạng cơ thể, cụ thể là nơi chất béo tích tụ có thể là một dự báo tốt hơn về các vấn đề tim mạch tiềm ẩn.
Sau quá trình theo dõi sức khỏe của các phụ nữ tham gia nghiên cứu này, kết quả cho thấy gần 300 phụ nữ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra điều đặc biệt và đưa ra cảnh báo cho những người phụ nữ khác.
Cơ thể hình quả táo
Những người có tỷ lệ mỡ cao nhất ở phần giữa (phần eo, bụng) và tỷ lệ mỡ quanh chân thấp nhất có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp ba lần so với phụ nữ có tỷ lệ mỡ thấp nhất ở phần giữa và cao nhất ở phần chân (hình dạng quả lê của người Viking).
Không những vậy họ còn dễ mắc các bệnh về huyết áp hoặc đột quỵ.
Cơ thể hình quả lê
Ngược lại những người có hình dáng cơ thể quả lê với tỉ lệ mỡ ở chân cao thì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những phụ nữ có lượng mỡ quanh chân thấp nhất.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu xác định rằng trọng lượng cơ thể ít liên quan đến rủi ro sức khỏe. Ở những phụ nữ mãn kinh này, người có cân nặng bình thường vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao do sự phân bổ mỡ của cơ thể ở vùng bụng, eo.
Nói cách khác, cân nặng dường như không tạo ra sự khác biệt nào, mà đó chính là sự phân phối chất béo.
Vì vậy, ngoài việc kiểm soát trọng lượng cơ thể, mọi người nên chú ý đến lượng mỡ và vị trí mà mỡ tập trung ngay cả khi chỉ số BMI bình thường.
Vậy, hình dạng cơ thể có nên thay thế chỉ số BMI?
Các phép đo BMI là một phần của chăm sóc lâm sàng thông thường. Mỗi khi bạn đến kiểm tra, các bác sĩ đều lấy chiều cao và cân nặng của bạn và cho bạn biết bạn rơi vào đâu trên bảng xếp hạng BMI.
Đây là một phương pháp thô để ước tính, nhưng nó không phải là tất cả. Hai người có thể có cùng chỉ số BMI nhưng có thành phần cơ thể rất khác nhau. Các chỉ số BMI xếp họ vào cùng một loại nhưng dự đoán rủi ro sức khỏe của họ hoàn toàn khác nhau.
BMI là một phương pháp nhanh chóng và cho chúng ta một con số khách quan để phân loại. Nhìn chung, chúng cần thiết để chỉ ra sự gia tăng các rủi ro, nhưng cần nhiều phương pháp phân loại sau đó nữa.
Bạn có thể thay đổi sự phân phối chất béo trên cơ thể của mình không?
Bạn có thể làm giảm tỷ lệ mỡ bụng của mình nhằm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ thông qua luyện tập. Tuy nhiên, vị trí tập trung chất béo trên cơ thể của bạn phần lớn không do chính bạn, nó là kết quả của quá trình di truyền và các yếu tố từ môi trường.
Bạn có thể thử các bài tập giảm mỡ bụng , nhưng có lẽ bạn sẽ không thể thuyết phục cơ thể mình tập trung chất béo ở chân mà không phải là ở bụng.
Phụ nữ trẻ tuổi và đàn ông thì sao?
Hiện tại nghiên cứu này vẫn chưa được mở rộng sang các đối tượng khác như phụ nữ trẻ tuổi hoặc nam giới. Vì vậy, chưa có một phán đoán nào chắc chắn về vấn đề này dành cho họ.
Chỉ số BMI không phải là tất cả nhưng chúng cùng với những nghiên cứu khác tạo ra một thang do dự đoán sức khỏe với nhiều sắc thái hơn.