WHO cảnh báo, hiện tại, thai phụ không nên tiêm vắc xin Moderna hay Pfizer-BioNTech ngừa Covid–19, trừ khi các thai phụ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc Covid-19.
- Sức khỏe bệnh nhân mắc biến thể mới của COVID-19
- Hà Nội ghi nhận thêm 3 người nhập cảnh nhiễm Covid-19, đang cách ly tại khách sạn ở quận Hà Đông
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO (SAGE) vừa ban hành hướng dẫn mới về việc sử dụng vắc xin Covid-19 của Moderna. Theo đó, WHO khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin này. Kate O'Brien - Giám đốc phụ trách tiêm phòng của WHO cho biết, họ cần phải thử nghiệm lâm sàng vắc xin của Moderna trên phụ nữ có thai.
Trước đó, WHO cũng từng khuyến cáo không sử dụng vắc xin Pfizer-BioNTech cho thai phụ, với lý do không đủ dữ liệu để đảm bảo an toàn cho thai phụ và bào thai.
Theo báo The Times of Israel, Bộ Y tế Israel vẫn quyết định cho các bà mẹ tương lai tiêm vắc xin Covid-19. Kết quả cho thấy Pfizer-BioNTech khiến bệnh tình một số thai phụ trở nặng vì Covid-19, buộc các bác sĩ phải can thiệp bằng cách cho mổ đẻ lấy con trước khi thai kỳ hoàn tất để cứu cả mẹ lẫn con.
Vắc xin Moderna ngừa Covid-19 và Pfizer-BioNTech đều sử dụng công nghệ mRNA, đã được triển khai tại một số quốc gia. Thế nhưng cả 2 loại đều không có bằng chứng xác thực nào khẳng định rằng chúng phù hợp với thai phụ.
Cả hai dòng vắc xin đều cần phải tiêm đợt hai sau 3 đến 4 tuần, nhưng một số nước đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung, buộc giới hữu trách phải tuyên bố hoãn lại mũi thứ hai, để nhiều người có thể được tiêm mũi đầu tiên.
Trước đó, WHO cho rằng nên đảm bảo giãn cách chỉ 28 ngày kể từ khi tiêm mũi đầu tiên, nhưng hồi đầu tháng, tổ chức này lại cho hay 'trong một số trường hợp ngoại lệ', có thể đợi đến 42 ngày để tiêm mũi hai của vắc xin Pfizer-BioNTech. Đến ngày 26/1/2021, WHO cho rằng có thể áp dụng tương tự với vắc xin Moderna.