Vì sao thường đau dạ dày về đêm và sáng sớm?

Sống khỏe 23/12/2020 15:08

Đau dạ dày trong đêm và sáng sớm là thời điểm gây khó chịu và đau đớn nhất của người bệnh. Đây là tình trạng mà người bệnh không nên chủ quan. Bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không điều trị sớm.

Nguyên nhân đau dạ dày trong đêm và sáng sớm

Chúng ta có thể bất ngờ bị đau bụng vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Hiện tượng này xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày vào khoảng thời gian này, bạn có thể nhận biết dựa vào những dấu hiệu sau:

Đau bụng là chủ yếu. Cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt từng cơn trong khi đang ngủ. Cơn đau bao tử chủ yếu ở 3 vị trí cố định: Vùng giữa bụng, vùng bụng thượng vị hoặc đau tại vùng bụng phía trên bên trái.

Thời gian diễn ra các cơn đau thường vào khoảng 1 – 2 giờ đêm và lúc sáng sớm là khi cơ thể tỉnh giấc, kết thúc giấc ngủ dài sau một đêm. Việc đau dạ dày vào khoảng thời gian này rất nguy hiểm, nếu không có biện pháp khắc phục và điều trị sớm có thể gây nhiều bất lợi đối với sức khỏe.

Tác hại của việc đau dạ dày trong đêm và sáng sớm

Đau dạ dày làm ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần

Vì sao thường đau dạ dày về đêm và sáng sớm? - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Khi đau dạ dày về đêm là hệ lụy của các bệnh lý về tiêu hóa sẽ gây tác động rất nhiều đến cuộc sống. Không chỉ là vấn đề ăn uống kiêng khem mà giấc ngủ của bạn sẽ bị rối loạn. Lâu dần sẽ dẫn đến một vài vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, bệnh trầm cảm.

Đau dạ dày làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi

Vì sao thường đau dạ dày về đêm và sáng sớm? - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Điều đầu tiên người bệnh có thể nhận thấy đó là không thể ngủ yên và ngủ ngon giấc được. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tình trạng đau dạ dày trong đêm và sáng sớm kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe và dẫn đến nhiều bệnh lý không mong muốn.

Đau dạ dày dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng

Tình trạng đau dạ dày trong đêm và gần sáng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Những nguyên nhân như sỏi mật, viêm túi mật,… sẽ gây biến chứng vỡ túi mật, hoặc suy giảm chức năng thận. Các căn bệnh như viêm dạ dày có thể biến chứng thành xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Một số biện pháp giảm đau dạ dày tại nhà

- Tinh bột nghệ và mật ong: Bạn chỉ cần khuấy đều 1 thìa mật ong cùng với 1 thìa bột nghệ trong cốc nước ấm. Sử dụng để uống đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi tỉnh dậy sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

- Chuối xanh và mật ong: Phơi chuối xanh đã được bóc vỏ và thái lát cho tới khi khô. Sau đó đem xay thành bột. Tiếp theo, lấy 1 thìa mật ong cùng 1 thìa bột chuối, khuấy đều trong cốc nước ấm. Sử dụng uống đều đặn mỗi ngày.

- Sử dụng hạt bưởi: Rửa sạch khoảng 100g hạt bưởi và cho vào hũ có nắp đậy. Cho thêm 200ml nước sôi và đậy nắp kín. Sau 2 – 3 tiếng, vớt bỏ hạt bưởi và uống nước này sau khi ăn 2 tiếng. Sử dụng đều đặn mỗi ngày.

- Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà có hàm lượng chất oxy hóa rất cao, có tác dụng chống viêm và kích thích tiêu hóa giúp đẩy lùi cảm giác đau do khó tiêu. Sử dụng lá bạc hà bằng cách:

Rửa sạch lá bạc hà và ngâm với nước muối loãng. Nhai lá thật kỹ sau đó nuốt từ từ để làm dịu các cơn đau chỉ trong vài phút.

Vì sao thường đau dạ dày về đêm và sáng sớm? - Ảnh 3
Ảnh minh họa

- Sử dụng túi chườm ấm: Túi chườm ấm có tác dụng giảm đau dạ dày một cách nhanh chóng và tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu hiệu quả. Sử dụng túi chườm ấm để giảm cơn đau dạ dày như sau:

Đổ nước nóng vào túi chườm và chườm vùng bụng bị đau, giúp đẩy lùi cơn đau và khiến người bệnh dễ dàng trở lại giấc ngủ.

Thay đổi vị trí chườm liên tục tại vùng bụng để tránh nóng rát hoặc bỏng da. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nước ấm để làm loãng axit dạ dày, giảm đau nhanh chóng.

6 thực phẩm được mệnh danh 'kẻ nhặt rác' của mỡ máu, lưu thông mạch máu, ngừa đột qụy

Khi mạch máu có quá nhiều chất tích tụ, sẽ gây ra tắc mạch máu, đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch máu và đột quỵ.

TIN MỚI NHẤT