Có rất nhiều nguyên nhân gây nên suy thận ở người trẻ, nhưng tâm lý chủ quan, khi kiểm tra một số người đã ở giai đoạn cuối. Làm thể nào để phòng tránh?
- Uống vitamin như thế nào được gọi là đúng thời điểm để cơ thể nhận được những lợi ích trọn vẹn?
- Loại quả này nếu mỗi ngày đều ăn cơ thể sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ
Nếu chúng ta thường xuyên ăn nhiều đồ chế biến sẵn hoặc ăn uống thực phẩm dư năng lượng, sử dụng nhiều chất kích thích và lười vận động thì đây chính là những nguyên nhân căn bản làm gia tăng tình trạng bệnh suy thận mãn tính.
Dẫn tin từ tạp chí Người đưa tin, theo ThS.BS Trịnh Thị Thanh Hằng, Phó trưởng khoa Thận tiết niệu - lọc máu, Bệnh viện Hữu Nghị, suy thận đang có xu hướng trẻ hóa và người bệnh có tâm lý chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Nếu như trước đây chúng ta thường cho rằng bệnh suy thận chỉ xảy ra ở người lớn tuổi thì ngày nay nó đang trẻ hóa căn bệnh này ở những người ít tuổi. Tại các bệnh viện, rất nhiều người trẻ tuổi tới thăm khám do mệt mỏi và được chẩn đoán đang ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận.
Căn bệnh này được cho rằng nguy hiểm, bởi vì nó thường là bệnh ẩn. Những triệu chứng thường diễn ra âm thầm và ít có biểu hiện. Thậm chí nó còn khiến người bệnh thích nghi dần với những biểu hiện này. Có rất ít người phát hiện được bệnh suy thận ở giai đoạn sớm.
Vì sao bác sĩ lại khẳng định bệnh suy thận đang trẻ hóa? Căn bệnh này là hậu quả quả rất nhiều các loại bệnh khác. Nguyên nhân chính khiến bệnh suy thận gia tăng là các bệnh lý chuyển hóa ngày càng nhiều, đặc biệt trong đó có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, gout. Những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau không hợp lý cũng là lý do để gây nên suy thận.
Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên tự sử dụng thuốc đông y, thuốc không rõ nguồn gốc. Và không sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều người còn tìm tới các loại thực phẩm chức năng để điều trị bệnh cho sức khỏe của mình. Đây đều là những nguyên nhân trở thành kẻ thù cảnh báo của bệnh suy thận.
Thêm nguyên nhân cần nhắc tới chính là lối sống đô thị hóa, chế độ ăn giàu năng lượng, lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn với nhiều chất bảo quản, lạm dụng rượu bia và lười vận động là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.
Một tâm lý chung thường diễn ra ở những người trẻ là họ tin tưởng vào sức khỏe của mình. Từ đó sinh ra sự chủ quan, không đi khám sức khỏe định kỳ hoặc không tin rằng những biểu hiện bệnh đó là một bệnh lý nghiêm trọng đang xảy ra trong cơ thể. Và đến khi đi khám thì mới biết là mình có bệnh.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống suy thận có những dấu hiệu sau đây:
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy đôi khi bạn sẽ cảm thấy có những cơn mệt mỏi thoáng qua.
Khó ngủ và lười ăn, ăn không ngon.
Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
Không tập trung được vào công việc.
Biểu hiện của việc mất cân bằng điện giải, khoáng chất: da khô, ngứa...
Rối loạn tiểu tiện, thiếu máu, nước tiểu có bọt.
Hiện nay bệnh suy thận là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. tuy nhiên vẫn có một số phương pháp để hạn chế sự phát triển của bệnh. Việc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng, bệnh lý nền đi kèm, việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân…