Vi khuẩn HP dễ lây hơn chúng ta tưởng: 4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn HP

Sống khỏe 03/10/2023 07:00

Vi khuẩn Helicobacter Pylori ( HP) là một loại vi sinh vật sống trong dạ dày. Tỷ lệ nhiễm HP đang tăng dần theo tuổi và có đến gần 80% người Việt Nam có nhiễm khuẩn HP. Đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày,...

4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP dễ lây hơn chúng ta tưởng: 4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn HP - Ảnh 1

Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người, chủ yếu lây truyền qua 4 con đường chính: 

Đường miệng - miệng

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết của người nhiễm bệnh. Đây là con đường lây truyền chủ yếu và thường có tính chất gia đình.

Đường phân - miệng

Vi khuẩn HP được đào thải qua phân và có thể lây lan cho cộng đồng do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đường dạ dày - miệng

Vi khuẩn HP trú ngụ tại dạ dày. Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua có thể tạo điều kiện đưa vi khuẩn lên khoang miệng và lây lan thông qua các dịch tiết, nước bọt.

Đường dạ dày - dạ dày

Vi khuẩn HP có khả lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người lành trong quá trình nội soi. Do vi khuẩn HP có thể bám vào dụng cụ y tế, nếu không được khử trùng sạch sẽ thì nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cao.

Theo thống kê cho thấy có trên 80% người có nhiễm vi khuẩn HP không triệu chứng. Vì vậy, để xác định sớm bản thân có bị nhiễm HP hay không người bệnh nên được thực hiện một số xét nghiệm:

  • Test hơi thở
  • Nội soi đường tiêu hóa
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP dễ lây hơn chúng ta tưởng: 4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn HP - Ảnh 2

Chủ động phòng tránh lây nhiễm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ của bạn. Do vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua đường miệng hoặc vệ sinh không sạch sẽ, chúng ta cần:

- Nếu trong gia đình có người thân mắc viêm dạ dày HP, tuyệt đối nên tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn thông qua nước bọt và dịch tiết đường tiêu hóa, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

- Không ăn những thức ăn ngoài đường phố, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn, không ăn những thực phẩm chưa qua chế biến như rau sống, gỏi …

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần với người khỏe mạnh và 6 tháng/lần với người mang mầm bệnh. Lựa chọn các bệnh viện, cơ sở khám sức khỏe uy tín để thăm khám.

- Nếu đã nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh cần được tầm soát sớm để tránh những biến chứng nặng hơn và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị, tránh lây lan cho những người thân trong gia đình cũng như cộng đồng. 

Đã đau dạ dày cần tránh xa 3 loại đồ uống 'đại kỵ' này, ngon đến mấy cũng chớ dại mà nạp vào cơ thể

Đau dạ dày nên kiêng đồ uống gì? Dưới đây là 3 loại đồ uống 'đại kỵ' với những người bị đau dạ dày để bệnh không trở nặng.

TIN MỚI NHẤT