Nên lựa chọn thức uống nào để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày là điều được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên uống trà hay nước đun sôi hãy cùng nghe câu trả lời từ chuyên gia nhé!
- Loại quả dại của núi rừng, người xưa chẳng ai biết ngày nay lại là đặc sản, có nhiều công dụng từ vị thuốc cay ấm
- Loài quả là ‘nhân sâm của người nghèo’, người bị táo bón được bác sĩ khuyên nên dùng thường xuyên
Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, mọi người có nhiều lựa chọn đồ uống hàng ngày cho mình. Trong số đó, phổ biến hơn cả là nước đun sôi để nguội và trà. Nhiều người băn khoăn nên uống loại nào thời gian dài sẽ tốt hơn. Để trả lời thắc mắc trên, chuyên gia phân tích tác động sức khỏe của từng loại với cơ thể.
Lợi ích của việc uống nước đun sôi
Không ít người cho rằng uống nước tốt cho sức khỏe hơn, bởi vì nước đun sôi là một thức uống không kiêng kỵ, hầu như ai cũng có thể uống được, đồng thời không chứa đường, caffeine, chất tạo màu và các chất phụ gia khác.
Không những vậy quá trình Hydrat hóa, khi uống nước, có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể:
- Chăm sóc da: Hydrat hóa thích hợp có thể làm tăng độ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm nếp nhăn, đốm đồi mồi và các vấn đề khác.
- Sức khỏe hô hấp: Uống nước sẽ giữ cho niêm mạc đường hô hấp tương đối ẩm, thúc đẩy quá trình tiết chất nhầy bình thường và giảm sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Thúc đẩy lưu lượng máu: Cơ thể con người đủ nước cũng có thể giúp máu lưu thông và giảm nguy cơ đông máu.
- Ngăn ngừa táo bón: Uống đủ nước có thể ngăn ngừa khô phân và ngăn ngừa táo bón.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nước đun sôi có thể làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm hiện tượng chuyển sản đường ruột và nhiều tác dụng nuôi dưỡng dạ dày khác.
Tuy nhiên, các chuyên khoa cũng khuyên rằng, mỗi nhóm người khác nhau sẽ có tiêu chuẩn nước uống khác nhau. Uống quá nhiều cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, với các nhóm đặc biệt, chẳng hạn như bệnh nhân loét dạ dày cần dùng thuốc lâu dài, người có chức năng thận kém, bệnh nhân mắc bệnh urê huyết và bệnh nhân suy tim, phải kiểm soát nước nếu không tình trạng của họ có thể trở nên trầm trọng hơn. Do đó, trước khi dùng bạn cũng nên tham khảo tình trạng sức khỏe của mình trước với bác sĩ nhé.
Lợi ích từ việc uống trà
Trà là thức uống quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là đối với người trung niên. Việc uống trà phù hợp có thể mang đến những lợi ích bất ngờ sau đây:
- Bệnh tim mạch
Chia sẻ trên Tri thức và Cuộc sống, Tạp chí "Tim mạch dự phòng châu Âu" đã công bố nghiên cứu có liên quan. Qua theo dõi lâu dài, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống trà hơn ba lần một tuần có tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não thấp hơn 20% so với những người uống ít trà hơn.
- Hạ huyết áp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống trà có huyết áp tâm thu trung bình và huyết áp tâm trương thấp hơn lần lượt là 1,8mmHg và 1,4mmHg so với những người không uống trà thường xuyên.
- Giảm mỡ
Viện Nghiên cứu Trà của Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) qua thí nghiệm nhận thấy uống trà có thể giúp cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa và giảm cân.
Tuy nhiên, ngoài những công dụng nói trên, trà cũng mang lại tác dụng phụ với những nhóm đặc biệt như người bị suy nhược thần kinh, gây chất lượng giấc ngủ kém, cường giáp, các vấn đề về dạ dày, loét đường ruột, bệnh lao, bệnh tim, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trà không phù hợp để uống trước khi đi ngủ, trước và sau bữa ăn. Trà cũng có thể có tác dụng ngược, đặc biệt là trà đậm, có thể gây hại thận và có hại cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Tóm lại: Uống trà hay nước hàng ngày đều có lợi ích và tác dụng phụ riêng, vì thế nếu chọn loại thức uống nào bạn nên tham khảo tình trạng sức khỏe với bác sĩ. Đồng thời điều chỉnh và uống đúng khoa học để mang đến lợi ích tốt nhất và tránh xảy ra những tình trạng đáng tiếc nhé!