Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là cây thuốc dân gian được dùng trong các món ăn, bài thuốc. Vậy, uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu ngay.
- Bạn có biết lá ngải cứu có tác dụng gì không?
- 4 món ăn ngon từ ngải cứu là bài thuốc vàng cho những người bị rối loạn tiền đình
Ngải cứu là vị thuốc trị bách bệnh vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm. Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì và cách sử dụng ngải cứu có hiệu quả nhất là điều không phải ai cũng nắm rõ. Sau đây là chi tiết tác dụng của nước ngải cứu cùng những lưu ý cần nắm khi sử dụng.
1. Cải thiện và kích thích hệ tiêu hóa
Uống nước ngải cứu có tác dụng gì? Ngải cứu là dược liệu có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Trong ngải cứu còn chứa các hoạt chất phản ứng với tín hiệu của thần kinh và giúp nhận được tín hiệu nạp thêm năng lượng. Đồng thời, khi uống nước ngải cứu tươi, hệ tiêu hóa sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để cải thiện hoạt động.
2. Giảm thiểu và kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả
Theo một số thử nghiệm lâm sàng công bố gần đây cho thấy, trong ngải cứu có chất chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nếu gặp các vấn đề về xương khớp thì dùng nước ngải cứu sẽ mang đến hiệu quả làm dịu cơn đau.
Chỉ cần dùng 150mg ngải cứu thành nước để uống. Dùng ngày 2 lần, sau tầm 12 tuần sẽ giảm triệu chứng bệnh rõ rệt.
3. Chữa được bệnh sốt rét
Dùng trà ngải cứu là một trong những bài thuốc nam có tác dụng chữa bệnh về sốt rét rất an toàn và hiệu quả. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn nhất, không nên cho người tái diễn bệnh sốt rét lần hai sử dụng.
4. Thanh lọc cơ thể
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mang đến hiệu quả thanh lọc cơ thể rất tốt. Uống nước ngải cứu tươi còn có khả năng loại bỏ được các độc tố và hại khuẩn ra khỏi cơ thể.
5. Nước ngải cứu tươi giúp cầm máu và giảm đau
Trong ngải cứu có chứa hàm lượng cao các hoạt chất acid amin giúp cầm máu hiệu quả và giảm nhanh các cơn đau. Bên cạnh đó, ngải cứu còn giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra trôi chảy. Thường xuyên dùng nước ngải cứu sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng đau lưng, đau đầu,…
Bài thuốc ngải cứu giúp giảm đau nhức xương khớp được lưu truyền trong dân gian rộng rãi. Áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu sẽ giúp người bệnh bị đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp… không còn lo đến những tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây.
Để loại bỏ những cơn đau xương khớp gây ra, bạn rửa sạch lá ngải cứu, giã nát và vắt lấy nước cốt. Tiếp đó, dùng thêm 2 muỗng mật ong nhỏ vào phần nước cốt vừa thu được. Trộn đều lên để sử dụng. Kiên trì dùng 2 lần/ngày. Kiên trì uống hỗn hợp ngải cứu, mật ong bạn sẽ thấy các biểu hiện bệnh suy giảm đi một cách đáng kể.
6. Bồi bổ cơ thể với nước ngải cứu tươi
Dùng nước ngải cứu mang đến hiệu quả thanh nhiệt và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất. Trong ngải cứu chứa nhiều vitamin bồi bổ sức khỏe và chống suy nhược với những người thấp thu kém. Nếu như bạn ngủ không sâu giấc, ăn không ngon miệng thì có thể tẩm bổ cơ thể bằng món gà hầm ngải cứu.
7. Nước ngải cứu giúp giảm mỡ bụng hiệu quả
Vùng mỡ thừa ở bụng khiến chị em không khỏi kém tự tin và chán nản. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ sau sinh và người béo phì. Sử dụng nước ngải cứu để uống hàng ngày là cách để lấy lại vòng 2 săn chắc và thon gọn.
Kiên trì dùng nước ngải cứu, bạn sẽ thấy phần mỡ ở vùng bụng giảm đáng kể. Không những giúp làm giảm mỡ mà còn ngăn chặn hiệu quả tình trạng táo bón, cải thiện hệ thống tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng.
8. Nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Uống nước lá ngải cứu tươi có tác dụng gì? Khả năng giúp điều hòa kinh nguyệt là một trong những công dụng nổi bật của ngải cứu được nhiều người biết đến. Để làm thuyên giảm các cơn đau bụng kinh, bạn chỉ cần sắc lấy nước cốt của lá ngải cứu để uống hoặc lấy lá ngải cứu để nấu canh.
Bên cạnh đó, để tạo cảm giác ngon miệng và dễ ăn hơn, bạn có thể chế biến với một số món ăn như chiên, xào, hấp. Tuy nhiên, dùng ngải cứu ở dạng thuần túy sẽ vẫn mang đến công dụng chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả cao nhất.
Cách sử dụng nước ép ngải cứu điều hòa kinh nguyệt hiệu quả:
+ Uống trực tiếp nước ngải cứu:
Rửa sạch 200g ngải cứu đã được chuẩn bị sẵn. tiếp theo, cho vào 500ml nước rồi tiến hành đun sôi. Dùng loại nước này trước kỳ kinh nguyệt. Dùng 3 lần mỗi ngày.
+ Sắc nước ngải cứu khô:
Cho ngải cứu đã được phơi khô vào đun sôi với 200ml nước. Sắc cho đến khi cạn và chỉ còn 100ml nước.
* Một số lưu ý khi dùng nước lá ngải cứu tươi điều hòa kinh nguyệt:
- Không chọn lá ngải cứu bị héo, dập, giữ phần ngọn non để dùng.
- Nếu dùng lá ngải cứu còn khô thì cũng cần loại bỏ tạp chất để giữ lại hoạt chất.
- Để việc sử dụng nước ngải cứu dễ dàng hơn, bạn có thể thêm chút đường hoặc mật ong.
- Tuyệt đối không dùng các chất kích thích hay đồ uống có cồn bởi sẽ khiến tác dụng điều trị của loại nước này bị giảm đi.
- Mặc dù nước ngải cứu đem lại công dụng khá tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt nhưng đây chỉ là một biện pháp mang tính chất tạm thời. Hơn nữa, nếu bạn lạm dụng nước ngải cứu quá nhiều sẽ có thể gây nên tình trạng ngộ độc, thậm chí dẫn đến việc cơ thể bị co giật và tê liệt hệ thần kinh trung ương.
9. Uống nước ngải cứu khi mang thai có hại không?
Lạm dụng ngải cứu với những người bình thường sẽ dẫn đến những tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe. Cần thật cẩn trọng khi sử dụng nước ngải cứu đối với phụ nữ mang thai.
Để đạt hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên dùng ngải cứu với liều lượng phù hợp. Không nên uống quá nhiều vì sẽ dẫn đến mất cân bằng và gây nguy hiểm cho thai nhi.
Dùng nước ngải cứu có thể dẫn đến co bóp tử cung và tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non. Thậm chí, với những sản phụ mắc bệnh lý về thận, dùng nước ngải cứu sẽ dẫn đến tăng tốc độ phát triển của bệnh suy thận hơn.
Mặc dù vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh tác hại của ngải cứu đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe thai nhi, bạn không nên sử dụng.
>>> Xem thêm:
- Cách làm món cá hấp lá ngải cứu vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng
- Bạn có biết lá ngải cứu có tác dụng gì không?
* Cần lưu ý những vấn đề sau khi dùng ngải cứu:
- Uống nước ngải cứu 1 lần/tuần với dung tích khoảng 200ml.
- Tuyệt đối không dùng ngải cứu thường xuyên đối với những người đã từng sinh non, sảy thai. Đặc biệt là vào 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tuyệt đối không dùng ngải cứu đối với những mẹ bầu bị rối loạn đường ruột cấp tính vì tình trạng bệnh sẽ càng thêm tệ hơn.
- Với những mẹ bầu bị viêm gan, xơ gan thì tốt nhất nên tránh dùng nước ngải cứu bởi có thể dẫn đến viêm gan cấp tính do nhiễm độc từ ngải cứu.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp độc giả có thêm thông tin về công dụng và đặc tính của ngải cứu, từ đó có hướng trị bệnh hiệu quả nhất.