Tiểu đường thường đi đôi với tăng huyết áp: 8 việc nên làm để phòng tránh

Sống khỏe 03/02/2024 00:13

Tiểu đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý phổ biến thường đi cùng nhau. Một người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với người không mắc một trong hai bệnh này.

1. Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường

Tiểu đường thường đi đôi với tăng huyết áp: 8 việc nên làm để phòng tránh - Ảnh 1

Theo Phòng khám Bệnh viện Đại  học Y dược 1, tăng huyết áp gặp ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Ở bệnh nhân tiểu đường type 1, tăng huyết áp thường xuất hiện sau khi người bệnh bị tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể được chẩn đoán tăng huyết áp cùng lúc với chẩn đoán tiểu đường hoặc phát triển sau đó. 

Bệnh nhân tăng huyết áp thường có biểu hiện kháng insulin và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người có huyết áp bình thường.

Họ thường được chẩn đoán tiểu đường type 2 sau đó một thời gian mắc bệnh. 

Hai bệnh lý này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau do các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, chẳng hạn như rối loạn chức năng nội mô, viêm mạch máu, tái cấu trúc động mạch, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và béo phì.

2. Phòng ngừa tăng huyết áp và tiểu đường type 2

Tiểu đường thường đi đôi với tăng huyết áp: 8 việc nên làm để phòng tránh - Ảnh 2

Đáng mừng là tiểu đường type 2 và tăng huyết áp có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống:

- Quản lý căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng hãy thử nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, tham gia hoạt động yêu thích, học cách quản lý và sắp xếp công việc hợp lý, và hít thở thật sâu mỗi khi bị căng thẳng. Nếu tình hình căng thẳng thường xuyên làm bạn choáng ngợp, lo lắng hoặc căng thẳng quá tầm kiểm soát, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn cần hạn chế hấp thu các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Tăng cường các loại thực phẩm như: trái cây, rau xanh, các loại cá béo, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.

- Không hút thuốc.

- Hạn chế uống rượu: Nghiện rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm thừa cân béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và cả các bệnh lý tim mạch khác.

- Hãy giảm cân nếu bạn bị thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì là nguyên nhân gây ra tiểu đường và cao huyết áp. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý này.

- Tập thể dục thường xuyên giúp lượng đường huyết trong máu và huyết áp ổn định. Bạn cần tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần.

- Ngủ đủ giấc: Người trưởng thành nên ngủ từ 7 - 9 tiếng tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể. Nếu bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon, đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy mệt mỏi buồn ngủ vào ban ngày thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám.

- Theo dõi huyết áp và lượng đường trong máu định kỳ bằng cách khám sức khỏe tổng quát mỗi 1 - 2 năm/lần.

Căn bệnh nguy hiểm từng khiến “nữ hoàng điền kinh” Nguyễn Thị Oanh suýt giải nghệ là bệnh gì?

Vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh từng xúc động khi kể về giai đoạn cô mắc phải bệnh viêm cầu thận. Biến cố này tưởng chừng như đã nuốt chửng đi sự nghiệp của cô gái bé nhỏ vùng Kinh Bắc.

TIN MỚI NHẤT