Thói quen thường gặp ở người trẻ gây viêm loét, chảy máu dạ dày

Sống khỏe 05/04/2024 06:51

Thói quen sinh hoạt và lối sống của người trẻ trong xã hội hiện đại đang từng ngày gây hại và bào mòn sức khỏe đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày gây viêm loét, chảy máu.

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa thức ăn. Tất cả những thứ chúng ta ăn hoặc uống mỗi ngày đều phải được dạ dày tiêu hóa và đào thải. Do là nơi chứa thức ăn trực tiếp từ miệng vào, dạ dày phải hoạt động liên tục. Bất kỳ thói quen xấu hoặc thức ăn gây hại nào đều gây tác động tiêu cực tới cơ quan này, dễ dẫn đến các bệnh lý dạ dày.

Có nhiều thói quen hại dạ dày, ví dụ như bỏ bữa, ăn khuya, thức đêm hoặc ăn quá no. Thậm chí, căng thẳng kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới dạ dày. Tuy nhiên, có một thói quen khác mà ít người biết cũng có thể tác động xấu, gây loét dạ dày lúc nào không hay.

Thói quen thường gặp ở người trẻ gây viêm loét, chảy máu dạ dày - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Thói quen hại dạ dày hay gặp ở người trẻ

Chia sẻ trên Express, TS. Joseph Salhab, bác sĩ tiêu hóa và chuyên gia về gan tại Florida, Mỹ, cảnh báo về một thói quen có thể gây loét, chảy máu dạ dày, đó chính là dùng quá nhiều thuốc giảm đau.

“Nhiều người tự ý dùng thuốc giảm đau không kê đơn vì rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do phổ biến nhất gây vết loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Đáng nói, số lượng người trẻ gặp tình trạng này rất lớn”, bác sĩ cho biết.

Một nghiên cứu vào tháng 1/2018 trên tạp chí về an toàn khi dùng thuốc - Pharmacoepidemiology & Drug Safety, cho thấy có tới 15% người dùng thuốc giảm đau nhiều hơn liều khuyến cáo, 16% dùng ibuprofen mỗi ngày và 55% sử dụng ít nhất 3 ngày một tuần.

Theo đó, bác sĩ Salhab liệt kê một số thuốc giảm đau mà bác sĩ thường thấy các bệnh nhân trẻ lạm dụng, đó là Excedrin, Ibuprofen, Aleve, BC Powder.

“Bạn biết đấy, những loại thuốc đó không hoàn toàn lành tính. Ví dụ, một loại thuốc như Excedrin có chứa lượng aspirin cao. Có thể bạn chưa thực sự biết điều đó”, bác sĩ Salhab nói.

Thói quen thường gặp ở người trẻ gây viêm loét, chảy máu dạ dày - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Thuốc giảm đau làm giảm mức độ của prostaglandin - một chất có trong dạ dày giúp bảo vệ chống lại tổn thương và loét dạ dày. Mức prostaglandin này giảm làm tăng nguy cơ chảy máu đường ruột.

Nếu bị đau hoặc khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, nôn ra máu hoặc phân chuyển sang màu đen, hãy ngừng dùng thuốc giảm đau và đi khám ngay, đây là những triệu chứng phổ biến của chảy máu đường ruột.

Người trên 65 tuổi, người có tiền sử loét dạ dày, đang uống thuốc trị mỡ máu hoặc thuốc kháng viêm hoặc uống rượu thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau. Nếu dùng thuốc giảm đau không liên tục thì sẽ ít tác hại hơn.

Tác dụng phụ khi dùng quá liều thuốc giảm đau

Ngoài gây hại dạ dày, người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau còn đối mặt với những tác dụng phụ khá nguy hiểm khác.

Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ngoại trừ aspirin, thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ trong vòng vài tuần. Theo FDA, uống thuốc giảm đau càng lâu, nguy cơ càng cao.

Các triệu chứng của suy tim hoặc đột quỵ do thuốc giảm đau gồm đau ngực, khó thở, yếu đột ngột ở một vùng cơ thể và nói lắp.

Ngoài ra, TS. Ankur Shah, bác sĩ tại Khoa Bệnh thận & Huyết áp cao tại Đại học Y Brown (Mỹ) chia sẻ trên Live Strong rằng dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài khiến cơ thể giữ lại natri và muối, có thể làm cho huyết áp tăng lên.

Đó là lý do tại sao cần phải dùng thuốc giảm đau liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và sử dụng càng ít càng tốt.

Thói quen thường gặp ở người trẻ gây viêm loét, chảy máu dạ dày - Ảnh 3

Ảnh minh họa

Thuốc giảm đâu gây hại cho thận

Thuốc giảm đau ức chế sự tổng hợp prostaglandin, việc sử dụng mạn tính có thể dẫn đến suy thận. Từ đó, khiến lưu lượng máu đến thận kém, dị ứng cấp tính với thuốc giảm đau biểu hiện ở thận, khiến protein tràn ra nước tiểu.

Thuốc giảm đau còn có thể gây tích trữ nước và sưng phù ở những người có vấn đề về tim mạch, có thể gây độc cho thận.

Tổn thương thận có thể biểu hiện bằng phù chân, giảm đi tiểu và tiểu ra máu, nhưng hầu hết mọi người không có triệu chứng.

Thuốc giảm đâu gây ảnh hưởng đến thai nhi

Một báo cáo của FDA vào tháng 10/2020 cho thấy bà bầu mang thai từ 20 tuần tuổi trở lên, nếu sử dụng thuốc giảm đau, có thể gây ra các vấn đề về thận hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở thai nhi, làm giảm lượng nước ối và có thể xảy ra biến chứng về sau.

3 triệu chứng báo động đỏ ở bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về bệnh tim, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

TIN MỚI NHẤT