Sắp Tết rồi, hãy cẩn trọng để tránh mua phải thịt bò khô làm từ phổi lợn, thịt thối tẩm hóa chất

Sống khỏe 20/12/2017 11:30

Thịt bò khô là món ăn khoái khẩu vào dịp Tết nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng nhận biết được thịt bò khô đảm bảo sức khỏe. Một số gợi ý nhận biết của chuyên gia sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Thịt bò khô – Món ăn khoái khẩu dịp Tết nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro

Vào những tháng ngày giáp Tết, những mặt hàng ăn vặt như bò khô lại bắt đầu rậm rịch vào quy trình sản xuất. Bò khô ăn rất ngon, thực sự rất thích hợp để nhâm nhi trong những ngày rét mướt, vào tháng Giêng ăn chơi của người Việt. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là món ăn vặt khoái khẩu này ẩn chứa rất nhiều rủi ro, trong đó đáng nói nhất chính là việc phù phép bò khô từ thịt lợn, thịt tẩm ướp hóa chất mà đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.

Sắp Tết rồi, hãy cẩn trọng để tránh mua phải thịt bò khô làm từ phổi lợn, thịt thối tẩm hóa chất - Ảnh 1

Vào những tháng ngày giáp Tết, những mặt hàng ăn vặt như bò khô lại bắt đầu rậm rịch vào quy trình sản xuất.

Vài năm trước, chúng ta vẫn thường xuyên phải bàng hoàng, kinh hãi khi phát hiện ra những cơ sở sản xuất và phân phát bò khô giả ở khu vực chợ Đồng Xuân (Hà Nội), một số cơ sở sản xuất trực thuộc Bình Tân (TP.HCM), Đồng Nai… Theo đó, bò khô ở đây được bán rất rẻ, thậm chí có nơi bán 80.000 đồng/kg, trong khi tính khâu nguyên liệu, công sức chế biến bình thường cũng phải ngót nghét 500-600 nghìn/kg bò khô. Với những bằng chứng thu thập được, bò khô có giá siêu rẻ như vậy thường được làm từ phổi bò, thịt lợn, thậm chí là thịt lợn bị ươn, ôi, thối rữa, được phù phép, ngâm tẩm nhiều hóa chất.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), các chiêu trò làm thịt bò khô giả rất nhiều. Trước đây có một vài cơ sở sử dụng thịt lợn chất lượng kém rồi thực hiện tẩm ướp, ép sấy khô rồi đem bán với mác thịt bò khô. Nhiều nơi còn sử dụng phổi bò, phổi lợn để làm bò khô. Thậm chí có cả những nơi trộn bã sắn dây để biến thành những sợi bò khô thơm ngon.

Sắp Tết rồi, hãy cẩn trọng để tránh mua phải thịt bò khô làm từ phổi lợn, thịt thối tẩm hóa chất - Ảnh 2

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), các chiêu trò làm thịt bò khô giả rất nhiều. 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: "Quy trình tẩm ướp hóa chất vào bò khô thực sự rất tinh vi, người ăn rất khó phát hiện ra. Ăn phải những loại thịt tẩm ướp nhiều hóa chất, nhất là khi chúng ta không biết đó là những hóa chất độc hại nào đều vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Tích tụ chất độc trong người lâu dần khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư. Nhất là nếu ăn phải bò khô làm từ phổi thì bạn còn có nguy cơ mắc cholesterol cao, gây nên các bệnh tim mạch nguy hiểm vì phổi giàu cholesterol, ăn nhiều không tốt".

Nhận biết thịt bò khô giả, hạn chế tối đa nguy cơ tiêu thụ thực phẩm bẩn

Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), thịt bò khô không có nhãn mác, nơi sản xuất thường không đảm bảo chất lượng. Nếu màu sắc thịt bò khô có sự bất thường như vàng quá, màu đậm quá thì chắc chắn có sử dụng những loại phẩm màu như màu đỏ, màu vàng… rất độc hại có nguồn gốc từ thuốc nhuộm, chất vàng ô. Chưa hết, thịt bò khô chất lượng kém cũng thường sử dụng chất bảo quản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Sắp Tết rồi, hãy cẩn trọng để tránh mua phải thịt bò khô làm từ phổi lợn, thịt thối tẩm hóa chất - Ảnh 3

Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), thịt bò khô không có nhãn mác, nơi sản xuất thường không đảm bảo chất lượng. 

Một số những tiêu chí sau có thể giúp bạn nhận biết thịt bò khô thật – thịt bò khô giả để lựa chọn đúng mặt hàng đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình vào dịp Tết này:

- Thịt bò thật thường có màu vàng sẫm, sẫm rất nhiều, nhất là khi đã được sấy, được nướng, màu sắc thường không được tươi, không được đẹp mắt cho lắm. Thịt bò giả khi làm thường có màu trắng như màu của thịt gà, thịt lợn, màu sắc tươi vàng, hấp dẫn.

- Thịt bò khô thật thường rất dai và dẻo, khi dùng tay xé sợi hoặc miếng khô bò, phải dùng lực khá mạnh. Dùng tay miết sợi hoặc miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ thôi ra tay, chắc chắn bò ấy là giả.

Sắp Tết rồi, hãy cẩn trọng để tránh mua phải thịt bò khô làm từ phổi lợn, thịt thối tẩm hóa chất - Ảnh 4

Thịt bò khô thật thường rất dai và dẻo, khi dùng tay xé sợi hoặc miếng khô bò, phải dùng lực khá mạnh. 

- Mùi vị: Thịt bò khô thật có vị nồng đặc trưng của thịt bò, khi nhai sẽ có vị cay, mặn, ngọt vừa phải. Trong khi đó, thịt bò khô giả thường có ít mùi nồng đặc trưng của bò, thay vào đó là mùi nồng mạnh để lấn át mùi thịt lợn, thịt gà. Nếu thịt bò khô làm từ phổi thì thường có thớ thịt không rõ ràng, kết dính lại với nhau, có mùi hôi.

- Thịt bò khô giả có mùi hương liệu, không có vị ngọt đặc trưng của thịt mà thay vào đó là vị ngọt của đường. Ngược lại thì bò khô thật đậm vị thịt và có mùi đặc trưng.

Sắp Tết rồi, hãy cẩn trọng để tránh mua phải thịt bò khô làm từ phổi lợn, thịt thối tẩm hóa chất - Ảnh 5

Thịt bò khô giả có mùi hương liệu, không có vị ngọt đặc trưng của thịt mà thay vào đó là vị ngọt của đường.

- Khi xé, thịt bò khô thật rất khó xé vì cấu tạo thịt bò có nhiều gân bên ngoài, khá dai, nếu xé phải xé đúng dọc thớ nếu không sẽ không xé được. Trong khi đó, thịt bò khô giả có thể xé dọc, xé ngang… đều dễ dàng hơn.

- Thịt bò thật không có giá siêu rẻ, 1kg thịt bò tươi chỉ có thể làm được 4-5 lạng bò khô, do đó nếu mua thịt bò khô với giá rẻ thì chắc chắn bạn đang mua phải thịt lợn, thịt gà… giả bò. Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, không phải cứ sản phẩm đắt đỏ là đảm bảo hàng thật vì nhiều cơ sở sẽ lợi dụng tâm lý đánh vào giá cả, khiến bạn thêm tiền mất tật mang. Cách tốt nhất vẫn là mua sản phẩm có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, đảm bảo nguồn gốc uy tín.

Bí quyết lựa chọn măng khô an toàn và cách khử độc tố nhanh chóng

Nhiều chị em đã bắt đầu mua măng khô để trữ cho dịp Tết. Dưới đây là cách lựa chọn và khử độc măng bạn cần biết để tránh gây hại cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT