Phụ nữ Nhật cả đời không lo mắc bệnh phụ khoa nhờ 4 tiêu chí ai cũng nên học hỏi: nỗi sợ hãi sẽ giảm đáng kể

Sống khỏe 30/10/2022 08:09

Chỉ nhờ những cách đơn giản, bạn có thể giảm bớt các chứng bệnh liên quan đến phụ khoa, đặc biệt được người Nhật áp dụng thành công.

Phụ nữ Nhật ngoài lối sống được biết đến ít mắc bệnh ung thư, tuổi thọ cao nhất thế giới hay cơ thể luôn trẻ đẹp thì việc họ mắc bệnh phụ khoa lại giảm dần qua từng năm. Điều gì giúp họ có được sức khỏe hoàn hảo đến thế?

Bằng cách nạp các món ăn tốt cho sức khỏe và chú trọng đến những tiêu chí mặc quần lót hàng ngày, họ được xem là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ít. Điều đó khiến nhiều nước, nhất là các quốc gia có địa lý gần như Việt Nam chúng ta có thể học hỏi từ họ.

Phụ nữ Nhật cả đời không lo mắc bệnh phụ khoa nhờ 4 tiêu chí ai cũng nên học hỏi: nỗi sợ hãi sẽ giảm đáng kể   - Ảnh 1
Phụ nữ Nhật ít mắc bệnh phụ khoa. Ảnh: Internet

Nguyên nhân bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo có ảnh hưởng không hề nhỏ đến con người, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.Theo thống kê từ WebMD, có đến 75% phụ nữ trên thế giới từng gặp rắc rối với bệnh tình này và có đến 8% trường hợp tái phát hơn 4 lần mỗi năm. Theo các nhà khoa học, một số nguyên nhân có thể được chỉ ra như sau:

- Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài, sức đề kháng kém.

- Mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín.

- Tiến hành các thủ thuật phụ khoa không an toàn: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai,…

- Độ pH ở vùng kín >4,5 khiến cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi gây bệnh viêm nhiễm.

- Mặc quần lót chật, làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.

- Tắm cùng hồ bơi với người bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên bị lây bệnh.

- Dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.

Dưới đây là 4 cách giảm bệnh phụ khoa của người Nhật

Không ăn đường tinh luyện

Có lẽ chế độ ăn, thói quen ăn uống phần nào nhắc nhở chúng ta hiệu quả giúp giảm bệnh tật, trong đó có bệnh phụ khoa. Theo các chuyên gia, đây là bước mạnh mẽ nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong âm đạo.

Một chế độ ăn nhiều đường giống như liên tục cho quân địch ăn trong khi bỏ đói hệ thống phòng thủ của chính bạn. Điều đó gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn, dẫn đến viêm âm đạo.

Phụ nữ Nhật cả đời không lo mắc bệnh phụ khoa nhờ 4 tiêu chí ai cũng nên học hỏi: nỗi sợ hãi sẽ giảm đáng kể   - Ảnh 2
Chế độ ăn ít đường. Ảnh: Internet

Nên loại bỏ các loại thực phẩm đã qua chế biến thường chứa nhiều đường, natri và các thành phần gây viêm. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm tươi sạch, có độ ngọt tự nhiên sẽ mang lại lợi ích.

Ăn nhiều thực phẩm chứa probiotic

Bạn biết không, nước Nhật có nhiều món ăn lên men mang lại lợi ích. Probiotic đến từ thực phẩm đã được lên men và chứa các vi khuẩn có lợi mà chúng ta đang cố gắng đưa vào cơ thể. Đã có bằng chứng khoa học về mối quan hệ trực tiếp giữa sức khỏe của đường ruột và sức khỏe âm đạo của bạn. Đảm bảo đường ruột được cân bằng tối ưu sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe âm đạo của bạn.

Phụ nữ Nhật cả đời không lo mắc bệnh phụ khoa nhờ 4 tiêu chí ai cũng nên học hỏi: nỗi sợ hãi sẽ giảm đáng kể   - Ảnh 3
Các thực phẩm giàu probiotics. Ảnh: Internet

Thực ra, các loại sữa chua tự ủ với men tươi sẽ tốt hơn thay vì bạn sử dụng các loại sữa chua đóng hộp tiện lợi, chúng có thể chứa chất bảo quản. Một số lựa chọn tốt hơn bao gồm kefir, dưa cải bắp sống, kim chi và trà kombucha. Probiotics cũng có sẵn ở dạng bổ sung và có thể được tiêu thụ bằng đường uống hàng ngày.

Chú trọng về ‘quần nhỏ’

- Chăm chỉ thay quần nhỏ hàng này

Đây là phụ kiện tiếp xúc trực tiếp với 'vùng dưới', với phụ nữ thì khu vực này thường tiết ra lượng lớn dịch, khiến dễ sinh vi khuẩn, nếu thời gian dài không thay quần nhỏ sẽ tăng tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa ở chị em.

Do đó, phụ nữ Nhật Bản rất quan tâm đến việc thay quần nhỏ thường xuyên, một ngày có thể thay nhiều lần. Đặc biệt, khi cảm thấy khó chịu bởi dịch tiết từ 'vùng dưới' nhiều hơn bình thường hay có thể ngửi thấy mùi nhiều hơn thì nên thay quần nhỏ ngay lập tức.

- Chọn quần nhỏ có chất lượng tốt: Phụ nữ Nhật bản đã chọn quần nhỏ bằng chất lượng cotton có tính thấm hút cao, tạo cảm giác thông thoáng, hạn chế ẩm ướt, từ đó giúp giảm sự tích tụ của vi khuẩn hoặc nấm men.

Phụ nữ Nhật cả đời không lo mắc bệnh phụ khoa nhờ 4 tiêu chí ai cũng nên học hỏi: nỗi sợ hãi sẽ giảm đáng kể   - Ảnh 4
Chú trọng vệ sinh quần nhỏ. Ảnh: Internet

- Chú trọng làm sạch quần nhỏ: Thông thường chị em chỉ coi việc giặt quần nhỏ giống như những trang phục khác, thế nhưng với phụ nữ Nhật Bản, việc giặt quần nhỏ giúp khử trùng, loại bỏ vi khuẩn theo cách như sau: Chọn nước giặt quần nhỏ không gây kích ứng, không giặt chung với các loại quần áo khác, phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếu trời mưa thì sấy khô trong vòng 30 phút, thường xuyên thay mới quần nhỏ, bình thường thời gian thay quần nhỏ mới là sau 3 tháng, điều này có thể làm giảm vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ sức khỏe, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở chị em.

Không làm sạch 'vùng dưới' quá mức

Việc dùng các loại dung dịch vệ sinh có tính chất tẩy rửa mạnh sẽ không có lợi cho 'vùng dưới' của chị em. Vì hầu hết các loại dung dịch vệ sinh đều có tính kiềm, sẽ làm hỏng môi trường vi mô của khu vực này, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn 'vùng dưới', từ đó dẫn đến các bệnh phụ khoa.

Dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ

- Mùi hôi: Nếu mùi hôi vùng trở nên khác lạ, bạn có thể nhiễm khuẩn, bệnh phụ khoa, bạn cần theo dõi và đến thăm khám bác sĩ.

- Tiết dịch âm đạo: Các chị em nên cẩn thận nếu nhận thấy dịch tiết ra có màu vàng hoặc xanh kèm vón cục và mùi hôi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện tượng này rất có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng âm đạo do nấm gây ra.

- Ngứa âm đạo: Thủ phạm gây ra hiện tượng này chủ yếu là do một số loài vi khuẩn như: vaginosis, trichomonas,... xâm nhiễm vào âm đạo. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, quần lót ẩm ướt,... cũng dẫn đến tình trạng bứt rứt, khó chịu ở vùng kín.

- Đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu: Đau khi quan hệ tình dục là một tình trạng được gọi là chứng dyspareunia (giao hợp đau). Bạn cần đi khám nếu diễn biến không tốt.

- Chảy máu bất thường: Chảy máu hoặc ra máu khi bạn không có kinh nguyệt có thể là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, các chị em không nên xem thường dấu hiệu chảy máu sau khi quan hệ tình dục vì nó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Hơn cả kháng sinh trị viêm họng, cảm cúm: 4 loại lá được ví như ‘thần dược’ xóa sạch cơn đau rát, cứ ngậm vài lần là hết ngay

Thời tiết giao mùa, khí hậu ẩm ương khiến nhiều người dễ mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến viêm họng, sưng, ho.

TIN MỚI NHẤT