Sỏi thận là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh thuộc đường tiết niệu. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý góp phần khiến tỷ lệ người mắc sỏi thận tăng nhanh mỗi năm.
- Những siêu thực phẩm giúp giải độc cơ thể sau Tết
- Tuyệt đối không ăn những thực phẩm Tết còn thừa đã có dấu hiệu mốc, hỏng sau đây kẻo rước bệnh vào người
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày.
Uống thật nhiều nước: để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát.
Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển - Đại học Y Hà Nội: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được".
Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.
Nước chanh, dầu ôliu và giấm táo: Khi có những biểu hiện đầu tiên của cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra, bạn pha 2 muỗng canh dầu ôliu với 2 muỗng canh nước chanh rồi uống.
Tiếp theo là uống thêm 1 ly nước lọc tinh khiết. Khoảng 30 phút sau, bạn pha thêm nước cốt của ½ trái chanh với 1 ly nước lọc tinh khiết, thêm 1 muỗng canh giấm táo vào rồi uống.
Hãy lập lại động tác này sau mỗi giờ cho đến khi triệu chứng đau do sỏi thân gây ra không còn nữa.
Dưa hấu: Đây là loại trái cây thanh nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả phù hợp với người bị viêm túi mật, sỏi mật.
Bạn có thể ăn hoặc uống nước ép mỗi ngày, vỏ có thể phơi khô thái nhỏ nấu uống như trà. Cách chữa trị bệnh sỏi thận này khá đơn giản nên ai cũng có thể làm được.
Rễ bồ công anh: Rễ bồ công anh là loại thuốc bổ thận và làm sạch thận rất tốt. Bạn chỉ cần dùng 200gr rễ bồ công anh sắc làm nước uống khoảng 2 lần trong ngày sẽ mang lại hiệu quả.
Cần ăn đủ canxi, các loại thực phẩm giàu kali, magie, vitamine B6, phylate, giảm protein động vật (5-7g một ngày), giảm muối (2-4 g/ngày), giảm đường sucrose... để phòng ngừa sỏi canxi.
Có thể phòng ngừa sỏi uric bằng cách giảm bớt thịt gà, đồ biển để giúp giảm lượng purine ăn vào, giảm sản xuất acid uric, kiềm hóa nước tiểu.
Nấm hương: rất tốt cho sức khỏe người bị sỏi thận, bị cao huyết áp. Xào nấu dùng kèm với món ăn hàng ngày.
Cách chữa trị bệnh sỏi thận này cũng đơn giản và dễ làm vì nấm hương rất tốt cho cơ thể và có thể kết hợp với nhiều món ăn.
Những món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thanh thấp nhiệt, phòng trị sỏi thận tiết niệu:
Rau ngổ nấu canh chua: rau ngổ, giá đậu, quả dứa, đậu bắp mỗi vị 30 - 50g, cá lóc làm sạch 50g, thêm gia vị vừa đủ nấu canh chua ăn tuần vài lần.
Canh rau chua me: rau chua me 100g, cá chép làm sạch 100g, có thể thêm giá đậu, tàu mùng, gia vị nấu canh ăn.
Rau bợ nấu canh cua: rau bợ 100g, thịt cua đồng 50g, có thể thêm rau mùng tơi, rau đay, mướp hương, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên.
Lá núc nác kho cá chép: lá núc nác non (lá hoàng bá nam) 100g, cá chép làm sạch 100g, gia vị vừa đủ kho ăn thường xuyên.
Lẩu cá kèo: rau đắng 200g, cá kèo 50g, có thể thêm rau ngổ, khèo nèo, khế, chuối chát, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn thường xuyên.
Món đuôi cá chép hầm đậu: đuôi cá chép 1 con khoảng 100g, đậu đỏ 100g, ý dĩ 100g, gia vị hầm ăn.
Quả dứa ép nước uống: Dứa chín ép lấy nước uống ngày 1 quả.
Vỏ bí đao tươi 200 - 300g, ý dĩ 100g, mã đề sắc nước uống, nhiều ngày.
Rau om (ngò om) tươi rửa sạch 200 - 300g giã tươi vắt nước cốt pha thêm nước uống ngày 1 - 2 lần, liệu trình 5 - 7 ngày.
Hoa đu đủ đực tươi: 300g sắc uống hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước dùng 5 - 7 ngày.