Trái cây và rau củ khi đông lạnh vẫn còn giữ giá trị dinh dưỡng như khi bảo quản tươi sống ở nhiệt độ phòng không?
- Điều gì xảy ra nếu bạn uống nước chanh đều đặn mỗi sáng: Đường huyết ổn định, nội tạng sạch bong, tuổi thọ kéo dài
- Những thực phẩm giàu Vitamin D giúp kích thích vị giác khi mắc COVID-19
Vitamin rất cần thiết cho việc duy trì sự phát triển, sinh lực và sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không có nhiều người ăn trái cây và rau quả, tức là vitamin, như một nhu cầu thiết yếu thiết.
Theo Washington Post, 90% người Mỹ trưởng thành đang thiếu hụt lượng vitamin trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ riêng Mỹ mà Hàn Quốc cũng rơi vào tình trạng như vậy. Tình trạng tiêu thụ trái cây và rau quả hàng ngày tiếp tục giảm. Lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị nên tiêu thụ hàng ngày để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh mãn tính là 500gr. Tỷ lệ dân số đạt tiêu chí giảm từ khoảng 40% năm 2015 xuống còn khoảng 31% năm 2019. Đặc biệt, chỉ có khoảng 16% người ở độ tuổi 20 tiêu thụ 500g mỗi ngày đáp ứng tiêu chuẩn năm 2019.
Thiếu vitamin, vậy cách giải quyết là gì? Nếu vì giá tiền quá mắc khiến bạn gặp khó khăn trong việc mua trái cây và rau quả ăn cho thoả thích, thì việc mua các sản phẩm đông lạnh là sự lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, dâu tây tươi có giá 400.000đ cho 500gr tùy loại, nhưng dâu tây đông lạnh có thể mua được với giá khoảng 60.000đ.
Một ưu điểm khác của trái cây và rau quả đông lạnh là sự tiện lợi của chúng. Đối với rau củ thì được đông lạnh ở trạng thái đã được hấp hoặc chần sơ qua. Chẳng hạn như bông cải xanh đã được cắt thành từng khoanh nhỏ, nên bạn chỉ cần mở ngăn đá và lấy ra bao nhiêu tùy thích là được. Nếu bạn không thích chế biến với thực phẩm còn đông đá thì cứ rửa qua nước một lần. Nhưng không có lý do gì đáng lo ngại. Gần đây, ‘Consumer Reports’ - một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ, đã kiểm tra 300 mẫu của tám loại trái cây và rau quả đông lạnh, bao gồm bơ, việt quất, đào, dứa và rau bina (cải bó xôi), và đưa ra nhận định rằng không có loại nào sinh ra vi khuẩn có hại.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Keating, trái cây và rau củ không bị mất giá trị dinh dưỡng ngay cả khi đông lạnh. Nói cách khác, hàm lượng protein, khoáng chất và bao gồm cả vitamin có trong trái cây và rau củ đông lạnh, về cơ bản tương đương với thực phẩm tươi sống. Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu Đại học California đã so sánh tám loại nông sản ở trạng thái tươi nguyên và đông lạnh, và đưa ra kết luận rằng trong đó, nông sản đông lạnh có hàm lượng vitamin cao hơn loại ở trạng thái tươi nguyên.
Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc đã so sánh hàm lượng vitamin C, provitamin A và axit folic trong tám loại trái cây và rau củ ở trạng thái tươi nguyên và đông lạnh. Nhìn chung không có sự khác biệt gì nhiều, nhưng giá trị dinh dưỡng của trái cây và rau củ đông lạnh cao hơn so với những loại bảo quản bình thường trong tủ lạnh trong 5 ngày. Cụ thể, ăn rau bina đông lạnh sẽ tốt hơn rau bina để lâu trên quầy bán trong siêu thị hoặc để lâu trong ngăn rau của tủ lạnh.
Một ưu điểm khác của trái cây và rau quả đông lạnh là thời hạn sử dụng lâu dài. Nếu bạn sống một mình và thường bỏ đi một nửa số trái cây hoặc rau củ mà bạn mua do ăn không hết, có lẽ tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm đông lạnh. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), hơn 30% trong tổng số 940 tỷ USD lương thực được sản xuất trên toàn thế giới hàng năm bị lãng phí. Lượng rác thải thực phẩm phát sinh ở Hàn Quốc theo số liệu ghi nhận trong năm 2019 là 407gr/người mỗi ngày. Điều này có nghĩa là người dân vứt bỏ hai khẩu phần thịt mỗi ngày. Nếu xem xét ở khía cạnh 1/4 trong số những người bỏ khẩu phần thịt trước khi ăn, có thể thấy rằng trái cây và rau củ đông lạnh là một cách tuyệt vời để cắt giảm lượng rác thải thực phẩm.