Người đàn ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nổi mẩn đỏ giống như thủy đậu ở tay, ngực, cơ thể phát ban trầm trọng sau khi làm sạch bể cá tại nhà.
- Nhấn mí mắt thẩm mỹ, sau 1 năm sợi chỉ lồi ra ngoài gây nhiễm khuẩn
- Em bé 5 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột vì sự vô tình của người lớn
Theo Daily Mail, một người đàn ông 73 tuổi bị sưng phồng ở tay, ngực, bụng và mặt nên được gia đình chuyển tới đơn vị bệnh truyền nhiễm của Đại học Iowa (Mỹ). Bệnh nhân cho biết ông không thấy sốt, ho, không đi du lịch hoặc tiếp xúc với người bệnh nào trong thời gian gần đây.
Ban đầu các bác sĩ nghi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn, thường ảnh hưởng đến phổi và có thể gây đau ngực, ho và khó thở. Tuy nhiên, qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ Takaaki Kobayashicho phát hiện bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium marinum (M.marinum) trong quá trình rửa bể cá cảnh. Loại vi khuẩn này thường sống chung với các loài cá và có thể gây bệnh ở người khi có cơ hội.
Sau khi được chữa trị với nhiều loại thuốc kháng sinh kéo dài vài tháng, tình trạng phát ban của bệnh nhân dần hết. Trường hợp này được bác sĩ Takaaki Kobayashi, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, báo cáo trên tạp chí y khoa BMJ.
Một báo cáo cho thấy 84% trường hợp nhiễm M.marinum sau khi tiếp xúc với bể cá là do vết cắn của cá hoặc vết thương hở gặp nguồn nước bị ô nhiễm.
Người mắc vi khuẩn M.marinum thường bị chẩn đoán nhầm là giang mai hoặc lao. Loại vi khuẩn này có thể dễ dàng được xác định trong phòng thí nghiệm do tạo ra sắc tố màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng.
Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn từ bể cá thường chỉ là vết sưng nhỏ màu đỏ không lành. Một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch hoặc nhiễm trùng máu.