Ngứa lòng bàn tay là bệnh lý ở da khá phổ biến, chúng có thể bắt nguồn từ vô số nguyên nhân. Hãy cùng tìm hiểu ngứa lòng bàn tay là bệnh gì qua bài viết sau.
- Bác sĩ chỉ 3 "điểm chết" trên cơ thể là ổ vi khuẩn ít người chú ý
- Những kiểu quan hệ tình dục đẩy phụ nữ vào 'vòng tay' của virus HPV, ung thư cổ tử cung đang chực chờ
Ngứa lòng bàn tay là bệnh gì là chủ đề được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này mang lại không ít phiền toái cho những ai mắc phải. Đa số các trường hợp ngứa lòng bàn tay bàn chân đều không gây nguy hiểm.
Mặc dù vậy, đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn mà bạn cần theo dõi.
1. Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay
Ngứa lòng bàn tay (hay còn gọi là ngứa gan bàn tay) là vấn đề đặc biệt gây khó chịu vì chúng ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động trong cuộc sống. Bạn có thể bị ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Khô da
Tình trạng này có thể gây kích ứng da, khiến lòng bàn tay bị ngứa ngáy khó chịu. Vấn đề thường xảy ra khi bạn rửa tay quá nhiều lần trong ngày hoặc dùng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Khô da cũng có thể xuất phát từ yếu tố môi trường như thời tiết lạnh, khô, độ ẩm không khí thấp,...).
+ Bệnh chàm
Đây là tình trạng viêm da gây đỏ, ngứa, thậm chí phồng rộp và nứt nẻ da. Trong đó, có một dạng chàm đặc biệt được gọi là chàm tổ đỉa, chúng thường gây ra các mụn nước nhỏ và khiến bạn cảm giác ngứa ngáy ở lòng bàn tay và bàn chân.
Một số công việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hoặc các khu vực ẩm ướt dễ gây ra bệnh chàm như: phục vụ, làm tóc, quét dọn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, thợ cơ khí,... Ngoài ra, những người gia đình có tiền sử mắc bệnh cũng có nguy cơ bị chàm da cao hơn người bình thường.
+ Bệnh vảy nến
Đây là bệnh lý về da liễu mãn tính, chúng thường xảy ra khi các tế bào da tăng trưởng vượt mức kiểm soát. Thường thì các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bằng các tế bào da mới. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình tăng sinh và tái tạo tế bào da diễn ra với tốc độ quá nhanh, làm cho các tế bào cũ và mới tích tụ lại, chồng chất lên bề mặt da gây ra bệnh vẩy nến.
Ngoài gây ngứa, bệnh vảy nến còn có thể gây ra một số phiền toái như:
- Mụn mủ ở da tay và da chân
- Da nứt nẻ, có thể chảy máu
- Sưng, đau các khớp ngón tay, ngón chân hoặc đầu gối, xương sống
+ Ngứa lòng bàn tay do viêm da tiếp xúc
Việc bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây kích ứng da tay có thể dẫn đến các phản ứng như dị ứng, gây ngứa gan bàn tay. Đây là tình trạng được gọi là viêm da tiếp xúc. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện từ 48–96 giờ sau khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Một số loại hóa chất gây dị ứng hoặc kích thích phổ biến là: kim loại (ở nhẫn hoặc các loại trang sức khác), xà phòng, nước hoa, chất khử trùng, thuốc sát trùng, bụi và đất.
+ Ngứa lòng bàn tay do xơ gan
Triệu chứng ngứa lòng bàn tay về đêm là một dạng xơ gan còn có tên khác là xơ gan ứ mật nguyên phát. Tình trạng này có thể gây viêm và tắc nghẽn các ống dẫn mật – bộ phận gắn kết lá gan với dạ dày. Kết quả là mật bị tích tụ trong quá trình di chuyển, từ đó gây tổn thương và hình thành sẹo gan.
Ngoài việc gây ngứa ngáy khó chịu, xơ gan ứ mật nguyên phát còn dẫn đến các triệu chứng sau: lòng bàn tay sạm màu, đau nhức xương khớp, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, nước tiểu đậm màu,...
Nếu không được điều trị sớm, viêm gan, xơ gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lú lẫn, tràn dịch màng bụng, xuất huyết do giãn tĩnh mạch, loãng xương, thiếu hụt vitamin,…
+ Hội chứng ống cổ tay
Đây là tình trạng xảy ra do các bất thường trong ống cổ tay, làm cho dây thần kinh giữa đi qua vị trí này bị chèn ép. Điều này có thể gây ra tình trạng tê, yếu, đau ở tay, ngứa lòng bàn tay trái hoặc ngứa lòng bàn tay phải.
Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn tránh thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc sử dụng nẹp cổ tay đeo để giảm chèn ép lên các dây thần kinh. Nếu bệnh nặng hơn, bạn sẽ phải phẫu thuật để giảm áp lực lên các dây thần kinh giữa.
+ Ngứa lòng bàn tay do tiểu đường
Mặc dù rất hiếm gặp nhưng bạn cũng có thể bị ngứa lòng bàn tay do tiểu đường. Đây là căn bệnh có thể gây ngứa da tay theo nhiều cách khác nhau, thường gặp nhất là do quá trình lưu thông máu bị suy giảm hay người bệnh dị ứng với một số loại thuốc điều trị tiểu đường.
Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến suy gan, suy thận. Và đây đều là nguyên nhân gây ra ngứa gan bàn tay.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một dạng tổn thương thần kinh hiếm gặp khi bị tiểu đường. Đây là tổn thương khiến các dây thần kinh ở tay và chân bị ảnh hưởng xấu. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng cytokine - một dạng hóa chất gây viêm và khiến cho người bệnh ngứa ngáy ở gan bàn tay và bàn chân.
2. Cách điều trị ngứa lòng bàn tay hiệu quả
Muốn tìm được giải pháp cho căn bệnh ngứa lòng bàn tay bàn chân, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây ngứa. Trong đó, có một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà là:
+ Chườm lạnh
Hãy đặt một một túi nước đá hoặc một miếng vải mát lên lòng bàn tay trong 5–10 phút, điều này có thể giúp giảm cảm giác ngứa nhanh chóng.
+ Giữ ẩm da tay thường xuyên
Cách này có thể giúp giảm ngứa tay đáng kể. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên bảo quản kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh. Nếu bị ngứa tay chân do bệnh chàm, bạn cần lưu ý việc giữ ẩm sau khi rửa tay hoặc những lúc da cảm thấy bị khô.
+ Sử dụng thuốc bôi chứa steroid
Corticosteroid là giải pháp có thể giúp giảm tình trạng đỏ và ngứa rát dữ dội ở lòng bàn tay. Tuy nhiên, đây là các bạn không nên áp dụng thường xuyên vì chúng có thể gây mỏng da nếu dùng thời gian dài.
+ Liệu pháp sử dụng tia cực tím
Đây là phương pháp có thể mang lại hiệu quả giảm ngứa rất tốt cho những người bị chàm tay hoặc kích ứng nghiêm trọng.
3. Cách phòng ngừa ngứa lòng bàn tay
Một số cách dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng ngứa gan bàn tay:
- Nếu ngứa lòng bàn tay xuất phát từ các nguyên nhân như viêm da tiếp xúc hoặc chàm da, tốt nhất bạn nên cố gắng tránh các tác nhân gây ra kích thích, từ đó sẽ giúp ngăn ngừa cơn ngứa bùng phát.
- Trước khi sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào cho da tay, bạn nên thoa một ít trước lên vùng da tay và để qua đêm. Đây là cách giúp bạn kiểm tra xem loại kem đó có gây dị ứng, kích ứng hay không.
- Sử dụng nước ấm rửa tay. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Thoa kem dưỡng da tay ngay sau khi lau khô tay.
- Hãy ưu tiên sử dụng các loại găng tay làm bằng chất liệu cotton thay cho găng tay bằng vải tổng hợp.
- Dùng các loại xà phòng không có chất tạo mùi thơm để rửa tay. Đây là cách sẽ giúp hạn chế tình trạng kích ứng da tay đáng kể.
- Tránh các chất khử trùng tay dạng gel hoặc nước vì chúng có thể chứa nồng độ cồn khô cao.
- Đeo găng tay bảo vệ khi phải sử dụng chất tẩy rửa hoặc hóa chất để vệ sinh nhà cửa. Nếu bị dị ứng mủ cao su, có thể dùng găng tay cotton bên trong và lồng găng cao su bên ngoài.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được ngứa lòng bàn tay là bệnh gì, cũng như hiểu được nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc ngày càng diễn tiến nặng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp tốt nhất.