Hút thuốc lá có thể gây tác động trực tiếp đến vùng phổi của bạn nhưng vẫn còn một số nguyên nhân khác khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
- 7 triệu chứng không rõ ràng đang ngầm cảnh báo bệnh ung thư vú mà con gái chẳng hề hay biết
- Thấy dấu hiệu này, đi khám ngay kẻo ung thư buồng trứng
Ung thư phổi đang là một trong những căn bệnh gây tử vong cao hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, ô nhiễm không khí hoặc hút thuốc lá thường xuyên nên bạn cần chú ý tìm hiểu ngay để phòng tránh bệnh từ sớm.
Hít phải khói thuốc lá thường xuyên
Thói quen hút thuốc thường xuyên khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Lâu dần, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển lên thành bệnh ung thư. Ngoài hút thuốc lá thì việc hít phải khói thuốc thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư phổi. Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra loại chất gây ung thư, từ đó có thể đe dọa tới tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.
Ô nhiễm không khí
Việc tiếp xúc nhiều với khói bụi, khí thải độc hại trên đường cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Vì vậy, khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang che kín để tránh nhiễm không khí độc hại từ môi trường.
Tiếp xúc với các chất độc hại tại nơi làm việc
Tùy thuộc vào môi trường làm việc của từng người, nhưng nếu phải tiếp xúc nhiều với các chất hóa học độc hại, khí Radon, amiăng... thì nó cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư phổi. Vậy nên, hãy chú ý mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi khi làm việc.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình nhà bạn có người mắc bệnh ung thư phổi thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ phải đối mặt với căn bệnh này. Do vậy, hãy chủ động đi khám để tầm soát bệnh ung thư phổi từ sớm, nhờ đó sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Mắc bệnh phổi mãn tính
Ngoài yếu tố di truyền thì những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như lao, bụi phổi... thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi vô cùng cao. Thêm nữa, người mắc bệnh viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính cũng có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh. Nếu không đi khám để tầm soát bệnh từ sớm thì nguy cơ cao bệnh sẽ càng chuyển biến nặng và dần dần ăn mòn lá phổi của bạn.