Khi mua một chiếc thớt mới, dù là thớt nhựa hay thớt gỗ cũng nên áo dụng ngay cách này để đảm bảo thớt được vệ sinh sạch sẽ và không bị nấm mốc.
- "Giải ngố" 18+: 4 kiểu tránh thai không an toàn chút nào nhưng nhiều cặp đôi vẫn vô tư xài
- 3 loại trái cây nằm trong "danh sách đen" có thể nuôi dưỡng tế bào ung thư
1. Ngâm thớt trong nước muối
Hãy pha nước muối theo tỷ lệ 200 gram muối/1 lít nước. Ngâm thớt trong dung dịch này khoảng một ngày. Việc ngâm thớt trong nước muối sẽ giúp làm sạch bề mặt của thớt.
Cách này đặc biệt có lợi với loại thớt gỗ. Các thớ gỗ đủ ẩm sẽ không thấm nhiều nước hay dễ rạn nứt trong quá trình sử dụng.
Sau khi ngâm xong, hãy đem phơi thớt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi thớt khô hoàn toàn thì có thể đem ra sử dụng.
2. Khử trùng thớt gỗ
Cứ sau vài tuần sử dụng, bạn hãy đem thớt ra khử trùng một lần để đảm bảo vệ sinh. Đầu tiên, hãy rắc một ít muối hạt lên bề mặt thớt sau đó láy nửa quả chanh chà xát lên trên.
Chanh và muối sẽ giúp làm sạch mọi vết bẩn bám trên thớt và chống vi khuẩn. Sau đó, bạn rửa sạch và phơi thớt thất khô.
3. Cách bảo quản thớt
Đối với thớt gỗ, sau khi sử dụng bạn nên rửa sạch, lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
Thớt nhựa và thớt thủy tinh có ưu điểm và không bị mùn, không bị oxy hóa trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng loại thớt này để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần dùng nhiều lực.
Đối với thớt nhựa bị ố, ngả vàng sau một thời gian sử dụng, bạn hãy ngâm nó trong giấm hoặc nước có pha nước cốt chanh trong 2 giờ. Sau đó rửa lại bằng nước rửa bát, tráng bằng nước sôi để làm sạch thớt.
Sau khi sử dụng, cần treo thớt ở nơi khô thoáng, tốt nhất là phơi thớt ở nơi có ánh nắng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.