Loại củ này có đặc tính chữa bệnh trong khi ninh hầm với các món béo ngậy lại có công dụng khử mỡ nên chị em khỏi lo mỡ bụng tích tụ.
- 3 kiểu nốt ruồi cảnh báo ung thư, tuyệt đối đừng chủ quan kẻo nguy hiểm tính mạng
- 5 đặc điểm thường có ở nữ giới giúp họ nhận biết mình có nằm trong nhóm "sống thọ" hay không
Củ từ - Thực phẩm vàng được Đông y dùng làm thuốc còn có vai trò "hút" mỡ bụng
Nếu muốn ăn những món hầm thịt xương béo ngậy mà không phải e ngại bị béo bụng, hãy ninh thêm củ từ vào món ăn. Đó chính là nhận định của chuyên gia Đông y. Hơn bao giờ hết, vào thời điểm Tết sắp đến gần, chị em cố gắng giảm thêm chút cân nặng, ăn củ từ là việc nên làm.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, củ từ hay còn gọi là củ khoai từ có vị ngọt, tính bình có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh.
"Đây là loại thực phẩm cực tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người hay bị táo bón, khó ngủ mà không muốn dùng thuốc an thần, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, đồng thời phòng chống nhiễm độc kim loại nặng từ môi trường", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Củ từ thực sự có tác dụng giải độc rất tốt, từ xa xưa, các vị thầy thuốc ở Liên Xô đã sử dụng chúng để đưa vào chế độ ăn hàng ngày cho công nhân nhằm bớt hấp thụ độc tố kim loại vào người, bảo vệ sức khỏe cho tầng lớp công nhân.
Đặc biệt, công dụng của củ từ còn thể hiện rất rõ trong việc giúp đốt cháy mỡ bụng. Vào mùa đông, ăn củ từ thường xuyên sẽ giúp đốt cháy mỡ bụng mà không cần phải quá lo lắng lớp mỡ tích dày thêm vào mùa lạnh.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong củ từ có hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột, chỉ số glycemic rất thấp, khi nấu cùng các món xương, thịt hầm sẽ giúp những món ăn bớt ngấy ngán, đồng thời không lo sợ món ăn quá béo.
Về thành phần hóa học, trong 100g củ từ có 75g nước, 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt… cung cấp được 94Kcal. Giá trị dinh dưỡng của củ từ được đánh giá là tương đương khoai tây.
Thêm vào đó, củ từ chứa nguồn vitamin B, C, A rất phong phú, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch cơ thể và củng cố chất xương đồng thời cải thiện làn da, thị lực. Amylase và polyphenol oxidase trong khoai từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Đây cũng là thực phẩm có khả năng phòng chống ung thư mà chúng ta không nên bỏ qua.
Củ từ được dùng để chữa bệnh, giúp khỏe thân lại "hút" mỡ bụng theo những cách nào?
Một số món ăn thuốc từ củ từ cực dễ làm sẽ giúp bạn vừa chữa bệnh vừa giảm mỡ bụng cực dễ dàng:
- Chữa viêm họng, chữa ho do nhiệt: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt lợn nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 5g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mi 250g, dầu mè, rượu gạo trắng, thêm gia vị như xì dầu, muối, bột tiêu…
Củ từ luộc chín trộn với bột, đường làm vỏ bánh. Măng và nấm trần qua nước sôi, các loại thịt đem thái nhỏ, nhào bột mì cho ướt. Bạn xào thịt, măng, nấm kèm gia vị làm nhân bánh. Đem gói rồi rán vàng lên ăn.
Khoai từ có chứa saponin và niêm dịch sẽ làm dịu và nhuận họng, tiêu đờm, trị các chứng ho khan cũng như một số chứng bệnh đường hô hấp hiệu quả.
- Phòng chống bệnh tiểu đường: Luộc khoai từ ăn hàng ngày. Củ từ chứa niêm dịch protein - hợp chất giữa protein và polysacc-harid, có tác dụng hạ đường huyết cực tốt. Do đó, ăn củ từ là một cách phòng chống cũng như giúp giảm đường huyết cho người bị tiểu đường.
- Giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo: Củ từ đem gọt vỏ sạch, đậu phụ thái con chì, đem rán vàng đều bằng dầu mè, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm nấm rơm cùng hành tỏi, rồi cho đậu, gia vị vào đun sôi, cho củ từ vào hầm nhừ, sau đó cho thêm rau ngổ, mùi tàu. Ăn khi còn nóng với cơm.
- Giải độc cơ thể, giải độc kim loại: Lấy củ từ tươi đem gọt vỏ, giã lấy nước uống cho nôn hết ra ngoài sẽ giúp giải độc hiệu quả.
Lưu ý
- Không nên ăn củ từ cùng chuối để tránh tiêu chảy.
- Nên nướng khoai từ để phân hủy chất nhựa, hạn chế tối đa khả năng bị đầy bụng, khó tiêu. Ăn ít thì bạn có thể nướng chín, còn nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu sẽ tránh cảm giác đầy bụng.