Chỉ cần làm thêm một việc, kết quả đi bộ của bạn vượt xa tưởng tượng rất nhiều!
- Thói quen của người chơi thể thao tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ
- Nữ tiếp viên hàng không khốn khổ vì chứng bệnh kỳ lạ, hiếm gặp
Tiết lộ kiểu đi bộ giúp giảm nửa cân mỗi tuần
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đi bộ 10.000 - 12.000 bước mỗi ngày có chỉ số khối cơ thể và tỷ lệ mỡ cơ thể thấp hơn. Những người kết hợp tập luyện xen kẽ có thể thấy mình giảm cân tốt hơn.
Những người kết hợp tập luyện xen kẽ vào chế độ của họ khi đi bộ có thể thấy mình giảm cân tốt hơn. (Ảnh minh họa)
HLV Denise Miklasz (huấn luyện viên cá nhân tại Trung tâm Thể hình & Sức khỏe Crystal Lake Y học Tây Bắc Illinois, Mỹ) chia sẻ với PopSugar trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Cường độ đi bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn và cải thiện hệ thống tim mạch, hô hấp".
HLV Miklasz khuyên bạn nên bổ sung thêm các đợt đi bộ nhanh hơn từ 30 - 60 giây cứ sau 3 - 5 phút đi bộ bình thường. Ngoài ra, bạn nên mang theo tạ hoặc đi bộ lên dốc để đạt được mục tiêu giảm cân nhanh hơn.
Bạn nên bổ sung thêm các đợt đi bộ nhanh hơn từ 30 - 60 giây cứ sau 3 - 5 phút đi bộ bình thường nếu muốn giảm cân. (Ảnh minh họa)
"Một buổi tập luyện xen kẽ sẽ tiếp tục đốt cháy nhiều calo hơn sau khi tập luyện do tác động sinh lý được gọi là tiêu thụ oxy quá mức sau khi tập luyện, hay EPOC. EPOC đôi khi được gọi là 'hiệu ứng đốt cháy sau tập luyện'", HLV Miklasz giải thích.
"Kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hiệu quả hơn là chỉ hạn chế lượng calo", HLV Miklasz lưu ý. Tập thể dục có thể giúp bạn duy trì và tăng khối lượng cơ nạc, giúp đốt cháy nhiều calo hơn mỗi ngày.
Theo báo cáo của Good Housekeeping, cho dù bạn có tập luyện xen kẽ hay không thì đi bộ là một chiến lược giảm cân hiệu quả với các lợi ích sức khỏe như hạ huyết áp, cải thiện tâm trạng, tăng cường sức mạnh của xương và tiêu hóa tốt hơn.
Kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hiệu quả hơn là chỉ hạn chế lượng calo. (Ảnh minh họa)
Những kiểu đi bộ mà người bị bệnh tim mạch cần tránh, kẻo tổn hại sức khỏe
1. Đi bộ trước bình minh
Nhiều người tập thể dục buổi sáng nhất định phải chọn cách đi bộ nhanh trước khi mặt trời ló dạng vì nghĩ rằng lúc này họ sẽ không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể hít thở không khí trong lành và nhiều oxy hơn. Thực tế, tập thể dục vào thời điểm này không tốt cho sức khỏe của bạn.
Các nghiên cứu đăng tải trên Healthline cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực…) vào buổi sáng cao hơn các thời điểm khác trong ngày. Vì vậy, những người mắc bệnh tim mạch đặc biệt không thích hợp tập thể dục vào buổi sáng.
2. Đi bộ ngay sau bữa ăn
Dân gian lưu truyền rằng, đi bộ ngay sau mỗi bữa ăn giúp sống thọ đến 99 tuổi. Tuy nhiên, câu nói này có thể truyền tải một quan niệm sai lầm vì không đúng với tất cả mọi người.
Bệnh nhân tim mạch không nên đi bộ sau ăn. (Ảnh minh họa)
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, đi bộ ngay sau một bữa ăn sẽ gây nguy hiểm sức khỏe.
Vì sau bữa ăn no, đặc biệt là sau khi ăn nhiều chất đạm, nhiều chất béo, máu sẽ tập trung nhiều ở đường tiêu hóa để tăng cường chức năng tiêu hóa, lúc này nếu vận động mạnh sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ đến cơ tim, dẫn đến thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực và thậm chí là nhồi máu cơ tim.
3. Không khởi động trước khi đi bộ
Nhiều người cảm thấy đi bộ đơn giản, dễ dàng nên thường bỏ qua bước khởi động trước khi đi.
Thực tế cho thấy, nhiều người bị chấn thương khi chơi thể thao, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là họ không thực hiện các bài tập khởi động và chuẩn bị khác. Bằng cách này, cơ thể đột nhiên nhanh chóng bước vào trạng thái vận động, rất dễ bị choáng ngợp.
Nếu không khởi động, các khớp trong cơ thể sẽ không mở được, khả năng vận động bị hạn chế và hiệu quả tập luyện sẽ không được tốt.
Đặc biệt với người có vấn đề về tim mạch, đi bộ mà không khởi động trước thực sự rất nguy hiểm cho sức khỏe.