Mới ngồi xổm một chút mà đứng lên đã thấy “trời đất quay cuồng” thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp những vấn đề sau

Sống khỏe 19/01/2021 18:28

Hóa ra dấu hiệu chóng mặt sau khi ngồi xổm không chỉ vì thiếu máu mà còn bắt nguồn từ rất nhiều lý do bất ngờ khác...

Hầu hết ai cũng từng ngồi xổm rất nhiều lần trong ngày vì nhiều lý do khác nhau. Có những người ngồi xổm cả ngày nhưng không có bất kỳ triệu chứng gì, nhưng cũng có người mới ngồi một chút rồi đứng dậy thôi đã thấy xây xẩm mặt mày. Ai cũng bảo đó là hậu của việc thiếu máu, vậy nên họ bắt đầu tìm ăn các loại thực phẩm bổ sung máu nhưng lại không có hiệu quả.

Mới ngồi xổm một chút mà đứng lên đã thấy “trời đất quay cuồng” thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp những vấn đề sau - Ảnh 1

Ngồi xổm vốn là một thói quen bình thường, nhưng cũng có thể là tín hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bệnh tật.

Theo tờ Aboluowang, chóng mặt khi ngồi xổm lâu vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể xuất phát từ 5 nguyên do này:

1. Vấn đề tuổi tác

Khi tuổi của chị em ngày một lớn hơn, các mạch máu dần sẽ đông cứng lại và không đủ lực đàn hồi nữa. Lúc ấy cơ thể không còn linh hoạt, các mạch máu ngoại biên không thể cung cấp đủ máu cho não khi đột ngột thay đổi tư thế nên dễ gây ra chứng chóng mặt sau khi ngồi xổm. Để cải thiện tình trạng này, mọi người cần thường xuyên tập thể dục và ăn các thực phẩm bổ dưỡng để hỗ trợ cơ thể.

2. Do tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần và thuốc điều trị huyết áp có thể là nguyên nhân cho chứng chóng mặt này. Nguy hiểm hơn, nó là mối nguy hại đến tính mạng của người cao tuổi. Chính vì vậy khi đã nghi ngờ là do tác dụng phụ của thuốc, bạn cần đến bác sĩ để hỏi thăm và xin tư vấn ngay lập tức.

3. Nằm trên giường quá lâu

Mới ngồi xổm một chút mà đứng lên đã thấy “trời đất quay cuồng” thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp những vấn đề sau - Ảnh 2

Nằm ườn cả ngày trên giường cũng là một nguyên nhân nguy hiểm gây nên chứng chóng mặt này đấy.

Người trẻ hiện nay rất lười, ít vận động nên cứ có dịp là nằm ườn trên giường cả ngày trời. Nhưng cần phải biết rằng, nằm trên giường quá lâu sẽ làm cơ thể lưu thông máu chậm và giảm sức mạnh cơ bắp. Từ đó làm bạn dễ bị choáng váng hơn khi cơ thể thay đổi tư thế. Vậy nên hãy siêng năng vận động hơn nhé các chị em.

4. Do một vài bệnh lý mãn tính

Một vài bệnh như tiểu đường, parkinson hay suy giáp nguyên phát cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên chứng chóng mặt này. Hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

5. Thời tiết nóng nực

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, các mạch máu trong cơ thể sẽ dễ bị giãn nở hơn. Từ đó khiến máu di chuyển lên não bị chậm lại và gây choáng váng mỗi khi ngồi xổm. Ngoài ra việc tắm nước nóng cũng làm cho cơ thể mất nước, gây nên chứng hoa mắt chóng mặt kể cả khi ngồi xổm trong thời gian ngắn.

Mới ngồi xổm một chút mà đứng lên đã thấy “trời đất quay cuồng” thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp những vấn đề sau - Ảnh 3

Nếu việc chóng mặt sau khi ngồi xổm này kéo dài, rất có thể nó sẽ làm gãy xương và gây chứng loãng xương nghiêm trọng, nhất là với nhóm người cao tuổi. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp phòng vệ ngay lập tức để ngăn chặn vấn đề nguy hiểm này. Thế nên chị em hãy cố gắng tuân thủ những cách sau:

- Bệnh nhân mắc bệnh nằm liệt trong thời gian dài, những người bị cao huyết áp nên thường xuyên thay đổi tư thế hay cử động nhẹ chứ đừng nằm một chỗ.

- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giãn mạch và thuốc lợi tiểu, tốt nhất là theo chỉ định của bác sĩ.

- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn và không thức cả đêm.

- Tập thể dục điều độ và phù hợp, cải thiện thể lực và tăng cường chức năng tim mạch.

- Cố gắng sử dụng bồn cầu thay vì ngồi xổm khi đi đại tiện.

Ai cũng chủ quan nghĩ đau đầu là do làm việc nhiều, nhưng lại không ngờ nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sử dụng vật dụng vô cùng quen thuộc

Có một số thói quen cứ tưởng là sẽ không gây hại gì nhiều nhưng theo thời gian hoặc quá lạm dụng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

TIN MỚI NHẤT