Mẹo hay trị dứt điểm tình trạng bà bầu bị nhiệt miệng

Sống khỏe 30/10/2019 19:23

Bà bầu bị nhiệt miệng dù chưa phải là tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu và nếu không có cách trị thích hợp, bệnh có thể chuyển sang những biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bà bầu bị nhiệt miệng thì phải làm sao?

Những nguyên nhân bà bầu bị nhiệt miệng

Tại sao bà bầu bị nhiệt miệng là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi gặp phải tình trạng này. Trên thực tế, việc bà bầu bị nhiệt miệng là hiện tượng khá phổ biến mà bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai cũng có thể xuất hiện. Sở dĩ có điều này là bởi hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai dần trở nên yếu hơn, nồng độ nội tiết tố cũng bị mất cân bằng. Thêm vào đó, các nguyên nhân khác gây ra tình trạng nhiệt miệng gồm:

Ba bau bi nhiet mieng la hien tuong kha pho bien trong giai doan mang thai 1
Bà bầu bị nhiệt miệng là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn mang thai  - Ảnh minh họa: Internet
  • Thiếu hụt vitamin: Hiện tượng viêm, nhiệt miệng có thể là dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12
  • Stress: Một lý do khiến bà bầu bị lở, nhiệt miệng là do căng thẳng quá mức khi mang thai
  • Mất ngủ: Thiếu ngủ sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố ở mẹ bầu, từ đó xuất hiện các tác dụng phụ, trong đó có loét, nhiệt miệng.
  • Hệ thống miễn dịch kém: Hệ miễn dịch bị suy yếu dễ khiến xuất hiện bệnh về răng miệng
  • Thiếu chất kẽm: Các vết loét, viêm cũng là dấu hiệu của tình trạng cơ thể bà bầu bị thiếu kẽm.
  • Ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống chưa khoa học, mất cân bằng cũng khiến thai phụ dễ bị lở loét miệng hơn. Nguyên nhân là do cơ thể không được nạp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị nhiệt miệng có sao không

Như đã nói ở trên do suy yếu hệ thống miễn dịch và việc mất cân bằng nội tiết tố mà hiện tượng mẹ bầu bị nhiệt miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. May mắn thay, nhiệt miệng trong khi mang thai không phải là dấu hiệu của việc thai kỳ đang gặp vấn đề và cũng có thể tự thực hiện chữa trị dễ dàng tại nhà. Thông thường, tình trạng nhiệt miệng ở bà bầu có thể tự khỏi hẳn trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng khi mang thai, bạn không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, cũng không nên vì vậy mà bạn chủ quan, bởi tình trạng nhiệt miệng sẽ gây ra khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống nên mẹ bầu cần áp dụng các cách chữa nhiệt miệng để nhanh lành hơn. Tuyệt đối lưu ý bà bầu bị nhiệt miệng không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Ba bau khong tu y dung bat cu loai thuoc nao khi chua tham khao qua y kien cua bac si 2
Bà bầu không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa tham khảo qua ý kiến của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị nhiệt miệng thì phải làm sao

Rất nhiều người thường đặt câu hỏi liệu bà bầu bị nhiệt miệng nên làm gì? Thực tế tình trạng nhiệt miệng ở thai phụ xảy ra khá phổ biến và không quá nghiêm trọng, bạn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà bằng những mẹo điều trị dân gian sau:

Súc miệng với nước muối

Nước muối được xem là chất khử trùng tự nhiên và cũng là phương thuốc tự nhiên giúp điều trị nhiệt miệng tuyệt vời. Nếu mẹ bầu có cảm thấy nhiệt miệng xuất hiện, hãy súc miệng với nước muối thường xuyên. Điều này có tác dụng giảm đau, tăng quá trình chữa lành bệnh.

Súc miệng bằng bột baking soda

Baking soda có tính kiềm và có tính năng trung hòa những loại axit trong miệng cũng như triệt tiêu các loại vi khuẩn trong miệng. Điều này giúp các vết lở trong miệng nhanh lành hơn. Bà bầu bị nhiệt miệng chỉ cần trộn khoảng 1 muỗng nhỏ bột baking soda cùng với nửa cốc nước ấm và dùng hỗn hợp nước này súc miệng. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên thực hiện khoảng 2 lần/ngày.

Baking soda co tinh kiem va co tinh nang trung hoa nhung loai axit trong mieng 3
Baking soda có tính kiềm và có tính năng trung hòa những loại axit trong miệng - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng giấm táo

Giấm táo cũng là nguyên liệu rất giàu axit axetic. Loại axit này giúp kiềm chế các loại vi khuẩn xấu, duy trì hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong miệng, nhờ đó hỗ trợ các vết lở loát ở miệng nhanh lành. Cách dùng giấm táo để chữa nhiệt miệng cũng khá đơn giản, bạn pha giấm táo cùng với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó lấy hỗn hợp này súc miệng hằng ngày cho đến khi những vết loét miệng biến mất.

Dùng lá húng quế

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lá húng quế có chứa đặc tính chống vi khuẩn rất tốt. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và làm dịu các vết loét. Do đó, thai phụ nếu muốn trị nhiệt miệng có thể lấy vài lá húng quế tươi nhai vào mỗi bữa ăn. Hoặc cũng có thể áp dụng cách ngâm lá húng quế trong nước nóng và dùng như một loại nước súc miệng.

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Để hạn chế tình trạng nhiệt miệng cũng như giúp giúp các vết lở nhanh lành. Bà bầu khi bị nhiệt miệng có thể dùng những loại thức ăn sau:

Sữa chua

Bà bầu bị nhiệt miệng nên bổ sung sữa chua mỗi ngày. Những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp chữa lành vết loét và giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua còn có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch.

Loi khuan co trong sua chua se giup chua lanh vet loet va giam dau 4
Lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp chữa lành vết loét và giảm đau - Ảnh minh họa: Internet

Bột sắn dây

Bột sắn dây được xem là thực phẩm phổ biến hỗ trợ điều trị các chứng nhiệt miệng ở bà bầu. Trong bột sắn dây có chứa nhiều chất khoáng, vitamin tốt với thai phụ. Để trị nhiệt miệng khi mang thai, mẹ bầu chỉ cần pha bột sắn cùng với nước nóng hoặc đem nấu để ăn cho mát gan. Lưu ý không nên cho đường khi pha bột sắn dây.

Củ cải trắng

Củ cải trắng có tính lạnh, vị cay được xem là một vị thuốc giúp trị nhiệt miệng hiệu quả cho thai phụ. Mẹ bầu chỉ giã khoảng 300gr củ cải trắng, vắt lấy nước, thêm vào một ít nước lọc và súc miệng 3 lần/ ngày. Thực hiện cách này chỉ khoảng 2 ngày là tình trạng nhệt miệng sẽ thuyên giảm.

Tăng cường rau xanh

Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày và cũng là thực phẩm có tác dụng làm dịu tình trạng nhiệt miệng. Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao.

Trong số các loại rau xanh có tính mát có thể kể đến là rau ngót, mồng tơi, rau đay… là những loại thuốc được dùng trong trị chứng nhiệt miệng ở bà bầu. Thai phụ có thể dễ dàng vào bếp nấu canh rau mồng tơi hoặc đơn giản là lấy lá xay để làm nước uống đều tốt.

Trong rau xanh co chua nhieu vitamin can thiet cho co the khoe manh 5
Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm giàu vitamin C

Các loại thực phẩm dồi dào vitamin C như: cam, chanh dây, cà chua, bưởi có tính mát, thải độc và thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, nên bổ sung các thực phẩm này vào trong bữa ăn hoặc dùng làm nước ép để uống sẽ giúp mẹ bầu trị và phòng nhiệt miệng tái phát. Ngoài ra, vitamin C có trong nhóm thực phẩm này còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng chống các vi khuẩn, virus gây hại, chăm sóc răng miệng cho các bà mẹ trong giai đoạn thai kỳ.

Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì

Bà bầu bị nhiệt miệng cần bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng những loại nước mát, có tính thanh nhiệt, mát gan, trong đó có thể kể đến như:

Nước dừa tươi

Nước dừa giúp giải nhiệt tốt, cân bằng các chất điện phân trong máu, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khoẻ bà bầu. Lưu ý mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa với lượng vừa phải khoảng từ 2 – 3 cốc/tuần hoặc dùng một ly nhỏ hàng ngày.

Nước nấu từ các loại đậu

Những loại đậu đen, đậu xanh có tính giải nhiệt, làm mát cơ thể, nhờ đó giúp điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Trong hạt đậu còn chứa nhiều chất béo, thành phần protein, các vitamin c, folate tốt cho phụ nữ mang thai.

Nước lọc

Để giải nhiệt, thai phụ nên uống thật nhiều nước, đặc biệt trong thời gian bà bầu bị nhiệt miệng. Theo khuyến cáo của chuyên gia, bà bầu uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để cho cơ thể không thiếu nước và loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể.

De giai nhiet thai phu nen uong that nhieu nuoc 6
Để giải nhiệt, thai phụ nên uống thật nhiều nước - Ảnh minh họa: Internet

Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng khá tốt trong hỗ trợ các vết loét miệng nhanh lành và rút ngắn thời gian bà bầu bị nhiệt miệng. Bạn uống 1 tách trà ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc đặt túi trà lên vết loét để giúp giảm đau.

Trên đây là những thông tin giải đáp về nguyên nhân cũng như việc bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không, cách giúp trị bà bầu bị nhiệt miệng dứt điểm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân trong giai đoạn mang thai.

Thon dáng đẹp da với cách nấu yến mạch với sữa

Sử dụng yến mạch và sữa tươi là một trong những công thức làm đẹp và giữ dáng được rất nhiều người yêu thích. Cách nấu yến mạch với sữa rất đơn giản, dễ làm nhưng lại mang đến giá trị dinh dưỡng cao cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sắc đẹp.

TIN MỚI NHẤT