Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng và khát sau khi uống nước, cần chú ý đây có thể là tín hiệu báo trước của 7 căn bệnh dưới đây.
- Những loại nước lá giúp hạ sốt hiệu quả tại nhà, bạn nên ‘bỏ túi’ để đề phòng trong mùa dịch bệnh này
- Top 4 loại đồ uống tốt cho phổi, uống đều đặn kéo dài còn ngăn ngừa các căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Thời tiết oi bức, cơ thể con người rất dễ bị thiếu nước, nên miệng thường khô rát, đặc biệt sau khi ăn các món cay, mặn tình trạng khát nước cũng tăng lên. Hiện tượng khô miệng này về cơ bản sẽ được giảm bớt sau khi bổ sung nước kịp thời.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng và khát sau khi uống nước, cần chú ý đây có thể là tín hiệu báo trước của 7 căn bệnh dưới đây.
1. Bệnh tiểu đường
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân đái tháo đường là "ba thêm một bớt": Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng cân liên tục sụt, lúc này cảnh báo mọi người phải chú ý. Do sự gia tăng của các thành phần đường huyết trong máu, áp suất thẩm thấu tăng tuyến tính, gây ra phản ứng khát. Nói cách khác, cơ thể con người cần nước để làm loãng lượng đường đặc trong máu, dẫn đến tình trạng bệnh nhân đái tháo đường luôn khát nước.
2. Cường giáp
Bệnh cường giáp là dạng tăng hoạt động tuyến giáp. Do lượng hormone tuyến giáp tăng cao, quá trình trao đổi chất trong cơ thể được đẩy nhanh, cộng với việc tăng tiêu thụ oxy và sinh nhiệt, dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước, từ đó gây ra cảm giác khát nước, đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân cường giáp.
3. Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn dịch do rối loạn chức năng của các tuyến ngoại tiết trên cơ thể, ở nước ta số người mắc bệnh Sjogren không nhiều, khoảng 0,7%. Trong số đó, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, đặc biệt phụ nữ từ 40 - 50 tuổi dễ mắc bệnh hơn. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến khoang miệng, tuyến lệ và các bộ phận khác của người bệnh, đặc biệt là tuyến nước bọt trong miệng gây nên tình trạng mất vị giác nghiêm trọng, gây khô miệng, trường hợp nặng còn gây khó nuốt, do đó khi có dấu hiệu cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
4. Tăng canxi máu
Tăng canxi máu có nghĩa là nồng độ canxi trong máu trên mức bình thường. Nguyên nhân có thể do tuyến cận giáp của một người hoạt động quá mức, dấu hiệu của một bệnh khác (lao, u hạt), thậm chí là ung thư (phổi, vú, thận, đa u tủy).
Tăng canxi máu không chỉ gây ra cảm giác khát quá mức mà còn kéo theo các triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên hơn, đau bụng, buồn nôn và nôn, táo bón, đau xương và yếu cơ, cảm giác lú lẫn, mệt mỏi và trầm cảm, tim đập nhanh…
5. Bệnh thận
Các bệnh về thận bao gồm rất nhiều loại như viêm bể thận, viêm cầu thận, thận ứ nước,… Loại bệnh này sẽ làm tổn thương chức năng của thận, khiến thận mất khả năng giữ nước, triệu chứng khát nước sẽ xuất hiện, bất kể bạn uống nhiều nước, tình trạng này sẽ không được giảm bớt. Đồng thời sẽ kèm theo lượng nước tiểu giảm, cơ thể sưng phù bất thường….
6. Rối loạn hệ thần kinh tự chủ
Khi thần kinh giao cảm ở trạng thái hưng phấn, lượng nước bọt tiết ra của cơ thể sẽ giảm xuống, khi thần kinh phó giao cảm vào trạng thái hưng phấn thì lượng nước bọt tiết ra sẽ tăng lên. Trong trường hợp bình thường, thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm sẽ kiềm chế lẫn nhau, để tiết nước bọt trong giới hạn bình thường. Nhưng khi hệ thống thần kinh tự chủ bị mất cân bằng, sự cân bằng sẽ bị phá vỡ, khiến người bệnh bị khô miệng và lưỡi.
7. Thiếu máu
Đó là khi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này có thể mắc phải từ khi sinh ra hoặc do lối sống hay một bệnh tiềm ẩn khác. Thiếu máu nhẹ không gây khát quá nhiều. Nhưng nếu tình trạng nặng, người bệnh không chỉ cảm thấy khát mà còn chóng mặt, kiệt sức, yếu ớt. Mạch của họ tăng nhanh, da chuyển sang màu tái hoặc hơi vàng, đổ mồ hôi…
Ngoài 7 tình trạng trên, nữ giới khi mãn kinh cũng sẽ có phản ứng khô miệng. Vì vậy, nếu muốn xác định mình đang ở tình trạng nào, bạn nên kiểm tra kịp thời trước khi đưa ra kết luận. Nếu bạn chỉ khát một ngày, đừng lo lắng, đó có thể là do bạn ăn quá mặn.