Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn "rình rập", hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh

Sống khỏe 05/06/2020 17:33

Sức khỏe của phổi càng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vẫn "rình rập" như hiện nay.

Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống hô hấp của con người. Vai trò chủ yếu của phổi là trao đổi các khí – đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và đưa dioxit cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

Sức khỏe của phổi càng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vẫn "rình rập" như hiện nay. Dưới đây là những việc bạn nên hoặc không nên làm để giữ cho phổi ở trạng thái khỏe mạnh tốt nhất:

3 việc cần tránh xa

1. Tránh xa thuốc lá và thuốc lá điện tử

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 1

Bạn hẳn đã nghe nhiều lần rồi nhưng dường như các bác sĩ chuyên về phổi nói bao nhiêu cũng chưa đủ: Hãy ngừng hút thuốc. Đây là nguyên nhân số 1 gây tử vong do ung thư phổi và là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng phổi cũng như các bệnh về phổi, bao gồm cả tắc nghẽn mạn tính phổi (COPD). Thực tế, COPD, trong đó có bệnh khí thủng phổi và viêm phế quản mãn tính, là nguyên nhân hàng đầu thứ 3 gây tử vong ở Mỹ.

Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá gây tác hại cho hệ thống tự làm sạch của phổi. Các độc tố và hạt gây ung thư tồn tại trong đường thở và trong các túi khí nhỏ (gọi là phế nang) có chức năng cung cấp oxy cho máu và loại bỏ carbon dioxide.

Tương tự, khói cần sa cũng chứa nhiều hóa chất và chất gây ung thư giống như khói thuốc lá.

2. Tránh các nguy cơ làm lây lan vi trùng

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 2

Che miệng khi ho và hắt hơi là thói quen lịch sự, đồng thời còn là thói quen vệ sinh tốt. Ho/hắt hơi vào khuỷu tay có thể ngăn chặn sự lây lan của virus cúm, cảm lạnh thông thường và các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn.

Viêm phổi thường phát triển dưới dạng biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cúm. Những người mắc COVID-19 có thể bị biến chứng phổi nghiêm trọng. Các chiến lược khác để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng gây nhiễm trùng phổi bao gồm rửa tay; ở nhà khi bạn bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi nhưng người lớn tuổi, trẻ em và những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn và COPD đặc biệt dễ bị tổn thương. Tương tự với COVID-19, nó có thể tấn công bất cứ ai, và nhóm nguy cơ cao nhất là người lớn tuổi, người có sẵn bệnh nền.

3. Tránh chất ô nhiễm và khí thải độc hại

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 3

Các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau nhưng chúng hầu như luôn có hại cho phổi. Các hạt lạ tí hon (ví dụ: khí thải ô tô và các chất ô nhiễm khác) có thể bị kẹt trong hệ hô hấp và gây ra phản ứng viêm. Trong khi đó, hít phải độc tố có thể phá hủy mô phổi.

Tất nhiên, bạn không thể kiểm soát hoàn toàn mọi thứ bạn hít vào phổi mặc dù đeo khẩu trang có thể giúp ích.

Hãy giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm càng nhiều càng tốt khi làm việc với các chất gây kích ứng và độc tố đã biết, như sơn gốc dầu, sợi thủy tinh, thuốc trừ sâu hoặc hóa chất gia dụng. Bếp gas, nến thơm và lò sưởi cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà.

9 việc nên làm thường xuyên

1. Kiểm soát các bệnh mãn tính

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 4

Nhiễm trùng phổi thường phát triển dưới dạng biến chứng của một bệnh mãn tính khác - Michael Niederman MD, chuyên gia về phổi ở New York cho biết. Những người bị suy tim sung huyết - một tình trạng mãn tính khiến tim phù nề và phải vật lộn để bơm đủ máu - có thể xuất hiện chất lỏng tích tụ trong phổi, làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn.

Hoặc, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Vì vậy, hãy kiểm soát kỹ bất kỳ bệnh mãn tính nào sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Tiêm vắc-xin ngừa cúm

Biện pháp này có thể ngăn ngừa bệnh cúm và nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi do cúm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) kêu gọi tất cả người trưởng thành nên tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm. CDC khuyến nghị hai loại vắc-xin có thể bảo vệ bạn chống lại một số vi khuẩn có thể gây viêm phổi:

- Người lớn từ 65 tuổi trở lên và bất kỳ ai (2 tuổi trở lên) mắc bệnh tiềm ẩn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn nên tiêm vắc-xin polysacaride phế cầu khuẩn (PPSV23 hoặc Pneumovax).

- Vắc-xin kết hợp phế cầu khuẩn (PCV13 hoặc Prevnar 13) được khuyên dùng cho người lớn từ 19 đến 64 với các tình trạng suy giảm miễn dịch. Người lớn từ 65 tuổi trở lên không bị suy giảm miễn dịch và chưa từng tiêm vắc-xin PCV13 nên nói chuyện với bác sĩ về việc có nên tiêm vắc-xin không.

3. Ăn nhiều rau và trái cây

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 5

Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau tốt cho đường ruột, tim và giúp ngăn ngừa bệnh phổi mãn tính. Theo nghiên cứu quy mô lớn của Thụy Điển với những người hiện và từng hút thuốc lá, người ăn nhiều trái cây, rau quả có nguy cơ mắc COPD thấp hơn. Táo, lê, rau lá màu xanh và ớt cung cấp sự bảo vệ lớn nhất. Càng ăn nhiều, lợi ích càng lớn. Các loại rau họ cải như bông cải xanh; cải Brussels; cải kale còn có tác dụng ngừa ung thư, mặc dù chưa rõ ràng với ung thư phổi.

Gần đây, một nghiên cứu lớn của Nhật Bản chỉ ra rằng, rau họ cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi ở những người không hút thuốc. (Nhưng nếu bạn là người hút thuốc hoặc từng hút thuốc trước đây, hãy cẩn trọng. Bởi các nghiên cứu cho thấy, bổ sung beta-carotene làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc).

4. Hít thở không khí bên ngoài

Vì sức khỏe toàn diện, hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh nên có 150 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần. Bất kỳ bài tập nào làm nhịp tim của bạn tăng lên đều có lợi, bao gồm bơi lội, đạp xe, làm vườn hoặc đi bộ nhanh.

Khi tập thể dục, phổi của bạn cũng hoạt động. Chúng tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể để lấy năng lượng và loại bỏ carbon dioxide. Nhờ đó, tim lưu thông nhiều oxy hơn đến cơ bắp. Bạn có thể cảm thấy hụt hơi sau khi tập thể dục nhưng không phiari khó thở.

Tập thể dục thường xuyên làm cho quá trình đó hiệu quả hơn, do đó bạn sử dụng ít oxy hơn và ít bị gió hơn theo thời gian. Ngay cả đối với những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn, hoạt động thể chất của cơ thể vẫn sẽ tốt hơn nếu duy trì lượng vận động thích hợp.

5. Tập yoga

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 6

Theo một số nghiên cứu, các bài tập yoga đơn giản như giãn cơ và hít thở thực sự có thể làm tăng chức năng phổi cũng như khả năng tập thể dục của bạn. Một nghiên cứu đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ đã chọn lựa ngẫu nhiên 43 bệnh nhân mắc COPD từ trung bình đến nặng để thực hiện một trong số 2 lần can thiệp.

Một nhóm đã tham gia 12 tuần tập "pranayama" hay thở yoga và được đào tạo về COPD trong khi nhóm kiểm soát chỉ được học về COPD. Khi các nhà nghiên cứu so sánh hiệu suất của 2 nhóm trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút, nhóm pranayama cho thấy sự cải thiện đáng kể về sức bền.

6. Hít thở sâu

Thực hiện các bài tập thở sâu có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của phổi, duy trì sức khỏe của phổi và giúp những người mắc bệnh hô hấp học cách thở tốt hơn.

Bạn có thể thử thở bằng môi: Thở vào mũi và thở ra từ từ qua đôi môi mím như thể chuẩn bị thổi tắt một ngọn nến. Hơi thở ra của bạn nên dài hơn 2 đến 3 lần so với hít vào.

Hoặc thử thở bụng: Nằm xuống, đặt một tay lên ngực và tay kia bên dưới lồng ngực. Hãy chú ý đến bụng khi bạn hít vào bằng mũi. Siết chặt cơ bụng và để chúng rút vào bên trong khi thở ra qua đôi môi mím lại. Động tác này làm săn chắc cơ hoành (một tấm cơ giữa ngực và bụng) để nó đảm nhận tốt nhiệm vụ hít thở.

7. Tăng cường ăn nghệ

Mặc dù không có bằng chứng nhanh chóng và rõ rệt về tác dụng của gia vị với các vấn đề về hô hấp, nhưng không có hại gì khi tăng cường gia vị cho bữa ăn của bạn.

Hầu hết các nghiên cứu về lợi ích của gia vị được thực hiện trên đĩa thí nghiệm và những phát hiện đó không phải lúc nào cũng cho thấy lợi ích với con người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gợi ý rằng, tinh chất curcumin, sắc tố vàng có trong nghệ và ớt có thể ức chế sự phát triển khối u trong ung thư phổi.

Trong các nghiên cứu khác, curcumin đã được chứng minh là có thể có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn.

8. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn 'rình rập', hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 7

Mạt bụi, vẩy da thú cưng và nấm mốc ẩn nấp trong nhà bạn và có thể gây ra dị ứng hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng hô hấp hiện có. Thảm chùi chân là một kho chứa nhiều chất gây dị ứng trong nhà. May mắn thay, có rất nhiều cách để giảm tiếp xúc với các chất gây kích ứng này.

- Giặt ga giường trong nước nóng mỗi tuần một lần.

- Không để thú cưng lên giường ngủ và các đồ nội thất

- Loại bỏ màn và rèm che để giảm số lượng bề mặt mà mạt bụi có thể cư trú.

- Hút bụi và lau ẩm thường xuyên.

- Sửa các chỗ rò rỉ và chạy quạt hút.

- Kiên quyết bỏ đi các vật liệu bị mốc và không thể được làm sạch được.

9. Lựa chọn ăn các loại hạt

Ăn một số ít các loại hạt mỗi ngày, bao gồm các loại hạt cây và đậu phộng, có thể giảm 1/2 nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp. Đây là kết quả một phân tích quy mô về các nghiên cứu liên quan tới công dụng của hạt. (Nó cũng cho thấy khả năng giảm đáng kể bệnh tim và nguy cơ ung thư tổng thể).

Các loại hạt rất giàu vitamin E, giúp giảm tình trạng oxy hóa tế bào và viêm nhiễm trong cơ thể. Tất nhiên, những người bị dị ứng đậu phộng và hạt cây nên lựa chọn các biện pháp chống viêm khác như dầu ô liu và cá béo.

Bé gái 3 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn nhiều vết thương nặng, phức tạp vùng hàm mặt

Bệnh nhi có sang nhà hàng xóm chơi với bạn, trong lúc gia đình không chú ý, các bé đưa nhau ra sau nhà chơi và không may bị chó cắn.

TIN MỚI NHẤT