Hoa atiso đỏ được nhiều người ưa thích bởi sắc đỏ nổi bật, hương vị thơm ngon, giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, có người vẫn chưa biết hoa atiso đỏ có tác dụng gì.
- Thân thiết đến mấy, mẹ và con gái vẫn không được phép dùng chung 4 món đồ này vì có thể lây nhiễm bệnh phụ khoa, bệnh tình dục
- Có chồng là tỉ phú, nàng hoa hậu này 50 tuổi vẫn xinh đẹp, lôi cuốn, "vượt mặt" cả gái trẻ: Bí quyết đến từ một thói quen ăn sáng rất đặc biệt
Hoa atiso đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe, liều dùng ra sao, ai không nên dùng loại hoa này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Bạn đã biết gì về hoa atiso đỏ?
Hoa atiso đỏ hay còn được gọi là hoa bụp giấm. Hiện nay, loại hoa này thường được dùng để làm các loại nước uống giải khát, thanh nhiệt. Atiso đỏ có nguồn gốc ở Tây Phi, chúng thường được trồng để lấy ngọn và đài hoa để uống hoặc nấu canh ăn cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Bụp giấm đã du nhập vào nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ngoài Việt Nam, loại cây còn được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia để lấy sợi ở thân và đài hoa có màu đỏ tím sẫm để pha nước giải khát.
Thành phần dinh dưỡng của hoa Atiso đỏ:
Hoa bụp giấm rất giàu dưỡng chất, thành phần chứa các nhiều vitamin C, axit và protein cùng nhiều chất có tính kháng sinh khác. Hạt hoa atiso đỏ chứa 7,6% nước, 24% protein, 22,3% dầu, 13,5% chất xơ và 7% khoáng chất.
Theo một số nghiên cứu gần đây thì dầu trong hạt hoa atiso đỏ có tác dụng ngăn ngừa nấm và bệnh ngoài da. Vitamin và các chất béo không no có trong hạt hoa có tác dụng rất tốt đối với người cao tuổi và đối tượng người đang ăn kiêng. Còn theo Đông y, bụp giấm có vị chua, tính mát; hỗ trợ thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu và lợi mật.
2. Hoa atiso đỏ có công dụng gì cho sức khỏe?
+ Giúp hạ huyết áp
Theo các nghiên cứu từ trường đại học, trong atiso đỏ chứa nhiều bioflavonoids - một chất chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Người cao huyết áp nên đun trà hoa atiso uống thường xuyên giúp huyết áp ổn định, ngăn ngừa tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
+ Chữa viêm họng, cảm cúm
Trong hoa atiso đỏ có chất kháng sinh tự nhiên nên có thể dùng làm thuốc trị ho, viêm họng hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt lấy 3-4 đài hoa atiso đỏ đem chưng hoặc hấp cách thủy với đường phèn và mật ong rồi lọc lấy phần nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm hoa với đường tạo thành siro để dùng dần nhất là khi cơ thể cảm cúm, ho, viêm họng.
+ Trị sỏi thận, lợi tiểu
Một trong những công dụng rất tốt của hoa atiso đỏ chính là hỗ trợ điều trị sỏi thận và giúp lợi tiểu ở những người có vấn đề về thận. Cách thực hiện là dùng đài hoa atiso đỏ phơi khô rồi sắc lấy nước uống giúp đẩy lùi sỏi thận, lợi tiểu, tăng cường chức năng thải độc của thận.
+ Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể
Hoa atiso mang đi rửa sạch rồi để ráo nước. Đun cùng đường làm mứt hoặc ngâm cùng đường làm siro uống giúp thải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể, chữa nhiệt miệng, phòng chứng ngứa do rôm sảy ở trẻ nhỏ,...
+ Tăng cường chức năng gan
Hoa atiso đỏ giúp cải thiện chức năng gan hiệu quả. Các nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất atiso đỏ rất có lợi cho gan nhờ việc tăng các enzyme thải độc, xoa dịu tổn thương gan, làm sạch gan, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, từ đó giúp gan khỏe mạnh trở lại.
+ Giảm lượng mỡ trong máu
Trà atiso đỏ còn giúp làm giảm mỡ trong máu, hỗ trợ đào thải các cholesterol xấu đi ra khỏi cơ thể hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.
+ Tăng sức đề kháng
Trong hoa atiso đỏ chứa nhiều vitamin C, việc thường xuyên uống trà atiso sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus xâm hại hệ hô hấp.
+ Làm sáng mắt
Vitamin A cùng các tinh chất trong atiso đỏ giúp mắt sáng rõ hơn, cải thiện tình trạng mỏi mắt, khô, ngứa mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt hiệu quả.
+ Hỗ trợ giảm cân
Nếu muốn giảm cân đừng quên thêm vào thực đơn hằng ngày trà từ hoa atiso đỏ. Nguyên nhân là do bụp giấm có tác dụng ức chế men amylase - chất có thể phá hủy nhanh tinh bột dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời, uống trà atiso đỏ thường xuyên sẽ ngăn quá trình hấp thu quá nhiều carbohydrate độc hại vào cơ thể.
+ Ngăn các cơn co thắt tử cung
Uống trà hoa atiso còn giúp tử cung của chị em phụ nữ co giãn, trơn tru hơn, không còn bị co thắt khó, ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Hoa atiso đỏ có tốt cho bà bầu không?
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú là những đối tượng không được khuyên dùng hoa atiso đỏ. Tuy chưa có bằng chứng về những bất lợi của việc sử dụng bụp giấm trong thai kỳ, nhưng một thực nghiệm trên chuột mang thai và chuột sinh con sau 21 ngày cho thấy bụp giấm gây suy dinh dưỡng thai kỳ, dẫn đến việc tăng thể trọng và làm chậm quá trình dậy thì ở chuột con. Vì vậy, các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi muốn sử dụng loại hoa này.
Những lưu ý khi sử dụng hoa atiso
Đài hoa atiso được gọi là “thuốc chữa bệnh”, tuy nhiên nó chỉ mang đến công dụng tạm thời và vì là sản phẩm thiên nhiên nên công dụng sẽ không được nhanh. Người tiêu dùng cũng nên cẩn trọng khi sử dụng, không nên nạp một lượng hoa atiso đỏ quá nhiều vào cơ thể, mặc dù chúng ngon bổ nhưng cũng phải dùng có liều lượng. Việc lạm dụng sẽ dẫn đến triệu chứng căng chướng, tức bụng.
Uống siro atiso quá nhiều còn làm cho các nội tạng như gan, mật phải làm việc quá tải, vô tình lại gây hại chứ không mang lại tác dụng trị bệnh như mong muốn.
Bên cạnh đó, hoa atiso đỏ có tính hàn sẽ không thích hợp với những người hay ăn uống khó tiêu, người đang tiêu chảy. Phụ nữ có thai cũng không nên dùng loại hoa này vì chúng làm giảm cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Vài cách dùng hoa atiso đỏ phổ biến:
+ Hoa atiso ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh
Bạn mang hoa atiso đỏ đi rửa sạch rồi để ráo nước, rồi dùng dao cắt bỏ cuống. Sau đó, cho tất cả hoa vào bình thủy tinh và đổ rượu 45 độ vào theo tỉ lệ 1kg hoa : 4 lít rượu trắng. Đậy kín nắp lọ, sau 4 tháng là có thể uống được.
+ Cách ngâm siro hoa atiso đỏ
Bụp giấm mua về thì tách riêng đài hoa để ngâm siro, còn hạt ở trong thì có thể dùng để nấu nước uống như uống trà. Thường thì 1kg trái tách ra sẽ được 0,5kg đài hoa.
Đài hoa sau khi tách xong thì mang đi rửa, ngâm với nước muối loãng cho sạch và để ráo. Chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh. Khi ngâm siro, tỉ lệ thông thường là 1 đường: 1 hoa (tức 1kg hoa ngâm với 1kg đường). Ban đầu bạn rải một lớp đường dưới đáy bình rồi rải lên trên một lớp hoa, rồi lại một lớp đường, cứ như vậy cho đến hết hoa và phủ trên cùng là một lớp đường. Sau đó, bạn ép chặt xuống hoa xuống để chúng không trồi lên, gây mốc.
Hoa atiso đỏ rất dễ ngót, chỉ cần qua một đêm ngâm đường là chúng đã ngót còn một nửa. Lúc này, bạn cần ép chặt hoa và đường xuống phần nước chảy ra. Đậy chặt nắp bình để 3-4 tuần là có thể dùng được. Khi dùng, bạn vớt xác hoa ra để ráo, ngào với đường và làm mứt ăn dần. Phần nước màu đỏ tươi có thể bảo quản ngay trong bình và cho vào tủ lạnh.
Mỗi khi dùng pha thêm nước lọc, đá viên thành loại nước giải khát giúp thanh nhiệt, mát gan có hương vị rất thơm ngon.
+ Làm mứt hoa atiso
Cách làm này cũng tương tự như việc ngâm đường để làm nước giải khát. Tuy nhiên, thay vì ngâm hoa với đường trong 4 tuần, bạn chỉ cần ngâm 5 ngày, khi thấy hoa đã ngấm hết đường, bạn cho hỗn hợp vào một chiếc chảo sâu lòng, rồi mang đi đun với lửa nhỏ cho đến khi thấy hoa giòn, quắp lại là được. Loại mứt này thường có tên khác là mứt hoa hồng, từng miếng mứt dai mềm, ngọt lịm và thanh mát. Bạn cũng có thể dùng mứt hoa hồng ăn kèm với bánh mì hay trang trí trên mặt các loại bánh ngọt.
Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi hoa atiso đỏ có tác dụng gì. Chúc bạn luôn có một sức khỏe thật tốt!