Dùng thực phẩm chức năng để chữa trĩ, người phụ nữ lại bị ung thư

Sống khỏe 02/05/2019 12:46

Cô Trần sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị trì hoãn thời gian chữa bệnh tốt nhất chỉ vì quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng.

Những năm gần đây, không ít người lớn tuổi thích mua các sản phẩm chức năng. Trên thực tế, sản phẩm này không phải là “thần dược” chữa được bách bệnh, nhưng lại có rất nhiều người sử dụng, dẫn đến hậu quả khó lường.  

Cô Trần sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị trì hoãn thời gian chữa bệnh ung thư tốt nhất chỉ vì quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng.

Cô Trần năm nay 57 tuổi, đã hơn 10 năm nay bị đi ngoài ra máu. Cô Trần cho biết: “Tôi bị bệnh trĩ nhiều năm nay, mỗi lần đi đại tiện đều có máu trong phân, bệnh tình cũng tương đối xấu hổ, nên tôi nghĩ bản thân hàng ngày nên ăn ít cay, ít dầu mỡ thì các triệu chứng sẽ chuyển biến tốt, nhưng không ngờ sau này tình trạng chảy máu ngày càng nhiều”.

 

Được bạn bè giới thiệu, cô Trần chọn sử dụng loại thực phẩm chức năng có tác dụng “thải độc” và mua rất nhiều sản phẩm để dự trữ trong nhà dùng dần.

Điều khiến cô Trần không ngờ tới đó là, sau khi sử dụng thực phẩm chức năng, tình trạng máu trong phân của cô ngày càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ máu chuyển sang màu đen, mà phần bụng cũng đau và khó chịu, một ngày phải đi ngoài vài lần. Lo lắng bản thân có thể mắc bệnh hiểm nghèo, cô quyết định đến bệnh viện điều trị.

Bác sĩ Triệu Bân, người thăm khám cho cô Trần tiết lộ: "Lần đầu tiên kiểm tra tôi đã phát hiện có điều bất ổn, trong trực tràng của bệnh nhân sờ thấy có khối u khoảng 3cm, và phát hiện có máu. Sau đó lại thông qua nội soi trực tàng, cuối cùng chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối”.

Dùng thực phẩm chức năng để chữa trĩ, người phụ nữ lại bị ung thư - Ảnh 1
Bác sĩ phát hiện cô Trần bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối

 

Lẽ nào sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng gây nên ung thư? Bác sĩ Triệu Bân giải thích, ung thư trực tràng của cô Trần, không phải là do sản phẩm chăm sóc sức khỏe dẫn đến, mà là vì sự “thờ ơ” và thiếu hiểu biết của bản thân.

Thay vì đến bệnh viện uy tín kiểm tra, cô lại tự mình điều trị bằng mua thuốc bên ngoài, kết hợp uống thực phẩm chức năng làm trì hoãn thời gian phát hiện bệnh. Do đó khi các tình trạng trở nặng, bệnh của cô Trần đã ở giai đoạn muộn.

Theo bác sĩ Triệu Bân cũng cho biết: "Trên lâm sàng, có hơn một nửa bệnh nhân bị ung thư trực tràng nhầm lẫn với bệnh trĩ, điều này rất nguy hiểm. Bởi vì đa số mọi người, chỉ cần thấy triệu chứng có máu trong phân, việc đầy tiên là nghĩ đến bệnh trĩ, và không xem xét đến các vấn đề khác.

Vì đây là vấn đề tế nhị, người bệnh thường tự ra ngoài mua thuốc để điều trị, điều này càng làm trì hoãn bệnh, càng làm bệnh ung thư không ngừng phát triển, từ đó bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất”.

Bác sĩ nhắc nhở, 4 triệu chứng sau tuyệt đối không nên bỏ qua

1. Đi ngoài có máu trong phân

Bạn cần chú ý rằng, hiện tượng chảy máu khi đại tiện của bệnh ung thư trực tràng thường có màu đỏ hoặc đỏ sẫm hơn bình thường. Máu thường có chất nhầy trộn lẫn vào phân. Thậm chí có một số người còn có hiện tượng máu vón cục trộn lẫn vào phân, tức là máu đông cục to thay vì loang lổ dính nhầy.

2. Thay đổi thói quen đi đại tiện

Sau khi khối u ung thư ở đại tràng phát triển lớn dần lên, chúng sẽ sinh ra các tiết dịch (chất thải) từ đó liên tục kích thích lên đường ruột. Phản ứng này trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác buồn đi đại tiện nhiều hơn, tỉ lệ thường xuyên hơn.

Hơn nữa, nếu bệnh càng ngày càng nặng lên, hiện tượng kích thích đường ruột càng tăng, cảm giác muốn đi đại tiện sẽ càng nhiều lên, bệnh nghiêm trọng thì số lần đi ngoài của bạn sẽ nhiều, từ đó có thể làm thay đổi thói quen đi ngoài hàng ngày của bạn.

3. Xuất hiện triệu chứng hẹp đường ruột và tắc nghẽn gây táo bón

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ xuất hiện hiện tượng hẹp đường ruột và các hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên hơn. Dấu hiệu rõ ràng nhất là bệnh nhân sẽ đi ngoài khó khăn, giống như bệnh táo bón. Sau đó sẽ gây ra hiện tượng khó chịu ở vùng bụng, đầy bụng hoặc/và đau bụng.

4. Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt hậu môn

Nếu ung thư trực tràng đã phát triển lớn hơn, khối u sẽ bắt đầu xuất hiện với kích thước lớn dần lên, làm cho hậu môn "căng thẳng" hơn vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Khi đó, cơ vòng hậu môn sẽ bị quá tải và yếu đi, dẫn đến mất sự kiểm soát.

Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu trong phân nhiều hơn, và bệnh cũng đã triến triển ở mức nghiêm trọng hơn.

Nghệ sĩ Lê Bình qua đời vì ung thư phổi: Bác sĩ BV Phổi TW chỉ ra thủ phạm chính gây bệnh này

Nghệ sĩ Lê Bình vừa qua đời sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư phổi. Trước đó, khối u di ăn não đã khiến ông bị liệt nửa người. Các bác sĩ cho biết, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới, mà nguyên nhân chính gây bệnh là việc hút thuốc chủ động và thụ động.

TIN MỚI NHẤT