Không chỉ mỗi đánh răng, các nha sĩ còn khuyên bạn nên chăm cạo lưỡi đều đặn 2 lần/ngày để loại bỏ hết độc tố, vi khuẩn có hại bám trên bề mặt lưỡi.
- Nha sĩ tiết lộ nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không
- Da đầu cứ ngứa mãi không thôi thì hãy xem xét những lý do này
Việc chăm chỉ giữ thói quen cạo lưỡi đều đặn 2 lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn lấy hết được các vi khuẩn có hại đang bám lại trên bề mặt lưỡi. Bởi khi bạn ngủ thì hệ tiêu hoá vẫn tiếp tục làm việc và ngoài chức năng hấp thu thì nó còn có nhiệm vụ thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do vậy, lưỡi vô tình sẽ trở thành nơi trú ngụ tốt và vi khuẩn có hại sẽ từ từ đi vào trong cơ thể của bạn. Chính điều này sẽ gây ra một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, suy giảm hệ miễn dịch.
Vậy mới thấy, việc duy trì thói quen cạo lưỡi mỗi ngày lại có ích rất nhiều cho sức khoẻ răng miệng của chúng ta. Mặc dù, đánh răng và dùng chỉ nha khoa cũng có thể giúp bạn loại bỏ được các mảng bám thức ăn thừa còn sót lại trong răng, nướu. Tuy nhiên, trên thực tế thì có gần một nửa số vi khuẩn đang trú ngụ trong miệng của bạn, đặc biệt là trong các đường nứt của lưỡi. Thế nên, việc dùng dụng cụ cạo lưỡi sẽ vừa giúp bạn lấy hết được những vi khuẩn có hại trên bề mặt lưỡi, lại vừa mang đến rất nhiều lợi ích sức khoẻ dưới đây:
- Giúp thưởng thức món ăn chuẩn vị hơn.
- Giảm bớt tình trạng hôi miệng.
- Cải thiện hệ miễn dịch và sức khoẻ răng miệng.
- Cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá.
Vậy phải cạo lưỡi thế nào mới đạt được hiệu quả nhất định?
Trước khi đánh răng, bạn nên thực hiện hành động cạo lưỡi trước. Dụng cụ cạo lưỡi phổ biến thường được sử dụng là một thanh kim loại, hoặc nhựa mỏng, dài và có thể uốn cong được theo hình chữ U. Bạn có thể tìm mua dụng cụ cạo lưỡi trong các hiệu thuốc, hay cơ sở y tế, phòng khám nha khoa... đều có bán.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần uốn cong 2 đầu của dụng cụ cạo lưỡi, sau đó nhẹ nhàng cào xuống bề mặt lưỡi theo chiều hướng ra ngoài miệng.
Lưu ý: Bạn phải nhớ cạo từ phần sâu nhất của cuống lưỡi, gần sát với họng. Tuy nhiên, đừng vào quá sâu vì có thể gây ra hiện tượng buồn nôn, khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cạo nhiều lần cho đến khi cảm thấy lưỡi sạch hoàn toàn và không còn mùi. Nhưng cũng đừng cạo quá mạnh tay sẽ gây ra cảm giác rát lưỡi. Sau đó, bạn nhớ súc miệng lại 1 - 2 lần để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ra ngoài.