Những thực phẩm sau đây phụ huynh cần cẩn trọng vì có thể dẫn đến nguy cơ con bị hoại tử ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- 4 loại đồ uống càng uống càng gầy, tốt cho sức khỏe mà phụ nữ nhất định nên biết
- Xôn xao một thiếu niên 15 tuổi bị bạn đâm thấu bụng, cấp cứu khẩn cấp trong đêm
Trong những năm qua, tình trạng sức khỏe trẻ em được cảnh báo có nhiều vấn đề liên quan đến đường ruột, dạ dày. Nguy cơ xảy đến có thể là do thức ăn, nguồn thực phẩm. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 1 tuổi, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày liên quan đến những nguồn thực phẩm có thể dẫn đến hoại tử ruột.
Đối với trẻ em, các cơ quan của cơ thể rất mỏng manh. Hơn nữa, mức độ tiêu hóa của lá lách và dạ dày thấp, sự trao đổi chất của thận kém. Lúc này nếu người lớn vô tư bổ sung thực phẩm chức năng, hay những thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng hoại tử ruột.
Trẻ nhỏ cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, nhưng không phải thức ăn hay thực phẩm nào cũng nên bổ sung. Với trẻ sơ sinh và giai đoạn ăn dặm càng phải cẩn trọng, vì đây là độ tuổi hệ tiêu hóa còn yếu, sức đề kháng lại chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ gặp “tác dụng phụ”.
Chế độ ăn dặm sai cách
Khi con bắt đầu ăn dặm, các mẹ bỉm sữa luôn dày công nghiên cứu cách làm các món ăn mới tốt cho con. Tuy nhiên, có những sai lầm mà phụ huynh cần tránh.
Ép con ăn quá nhiều
Ở mỗi tháng tuổi nhu cầu ăn của con khác nhau nên phụ huynh nên cung cấp cho bé lượng thức ăn vừa phải. Đừng bắt trẻ ăn nhiều quá, hoặc quá nhiều bữa trong ngày. Con sẽ sợ và dễ bị chán ăn, biếng ăn.
Chị em đừng để trẻ quá đói nhưng cũng không để con quá nó. Như thế bé mới có hứng thú cho bữa ăn tiếp theo.
Cho trẻ ăn mặn
Sai lầm lớn nhất các mẹ hay mắc phải là bỏ gia vị vào đồ ăn của con. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trẻ 1 tuổi mới cần ăn thức ăn có gia vị. Bởi nếu ăn mặn quá sớm sẽ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.
Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, hại thận…
Chỉ cho ăn món con thích
Ở giai đoạn ăn dặm, con sẽ bộc lộ thích thú với 1 loại đồ ăn nào đó. Còn những món không thích trẻ ăn ít hoặc bỏ ăn. Cha mẹ thấy con ăn món kia nhiều thì chỉ tích cực nấu món đó cho trẻ. Tuy nhiên việc làm đó sẽ khiến con thiếu dinh dưỡng, lười ăn và không được trải nghiệm những món mới.
Do vậy, hãy biết cân bằng các thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn của trẻ. Khi muốn đưa thêm một loại thực phẩm mới vào bữa ăn cho con, cha mẹ hãy tập cho trẻ ăn từ 8 – 10 lần và kiên trì theo khối lượng từ ít đến nhiều.
Nấu 1 lần ăn cả ngày
Vì việc nấu cháo cho con mất khá nhiều thời gian nên các mẹ thường chọn cách nấu 1 lần và cho con ăn cả ngày.
Tuy nhiên đây cũng là sai lầm khi cho trẻ ăn dặm. Bởi ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng đồng hồ là bắt đầu có biểu hiện ôi thiu. Nếu bảo quản lạnh thì dưỡng chất cũng mất đi đáng kể. Do đó chị em nên nấu đến đâu cho trẻ ăn đến đó, không nên nấu quá nhiều.
7 thực phẩm không tốt khi cho trẻ ăn dặm
Theo bác sĩ, việc được bổ sung thực phẩm dinh dưỡng quá sớm, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi khiến bé có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Gan động vật
Đây là món ăn giúp bổ sung nhiều sắt và dưỡng chất nên nhiều gia đình thường mua và chế biến cho bé ăn.
Vậy nhưng thực tế gan là cơ quan giải độc của động vật, tất cả các độc tố của cơ thể đều qua gan để xử lý. Trong trường hợp gan những con vật bị bệnh, có độc tố hoặc dư lượng kháng sinh của những con vật được nuôi hoặc sử dụng kháng sinh quá nhiều, thì khi ăn vào sẽ tích lũy những chất đó trong cơ thể của mình.
Do đó, trong gan có khá nhiều độc tố, cũng là thực phẩm không tốt cho trẻ ăn dặm.
Ngoài ra, gan giàu protein nhưng thuộc nhóm phủ tạng, tức là cholesterol khá cao. Chuyên gia khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 bữa gan, mỗi bữa nên ăn 50 – 70 gam, bởi vì lượng gan này cung cấp lượng sắt rất cao, cũng như vitamin A có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Ngũ cốc ăn liền
Nhiều cha mẹ vẫn thường cho con ăn ngũ cốc bởi nghĩ chúng nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thực phẩm này không tốt cho trẻ nhỏ. Bởi ngũ cốc chứa một lượng đường nhất định và cũng được làm bằng bột mì tinh luyện.
Con ăn quá nhiều sẽ bị thừa đường dẫn đến những bệnh về huyết áp, cân nặng. Ngoài ra trẻ ăn quá nhiều đường còn có thể giảm sự chú ý và tập trung, ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi, tâm trạng.
Nước ép trái cây, nước ép rau củ
Nhiều người cho rằng con chưa nhai cắn tốt thì cứ ép nước rau củ, trái cây cho con uống là xong. Vậy nhưng chất xơ sẽ bị phá hủy trong quá trình ép, ngoài ra các chất dinh dưỡng như muối khoáng cũng bị mất đi ở các mức độ khác nhau.
Hơn nữa, trong nước hoa quả ép thì thứ được giữ lại nhiều nhất là đường, dễ khiến bé dễ bị sâu răng. Đường còn có thể gây thêm gánh nặng cho dạ dày và lá lách, khiến thức ăn khó tiêu, kém hấp thu dinh dưỡng và khiến cho các bé chậm phát triển. Tốt hơn, các bé nên ăn các loại rau củ quả được xay nhuyễn.
Mật ong
Các chuyên gia khuyên không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong. Nguyên nhân vì trong mật ong có chứa lượng đường lớn, hơn nữa lại chứa chất gây ngộ độc clostridium botulinum. Đây là loại vi khuẩn sản sinh ra một độc tố gọi là botulinum có thể gây ngủ lịm, làm suy yếu khả năng bú, yếu cơ và gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Dùng thời gian dài, bé sẽ có dấu hiệu khó chịu và chóng mặt. Nguy hiểm hơn nó có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong ở trẻ.
Với người lớn, bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã trưởng thành. Vậy nhưng với trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của các bé chưa đủ sức để vô hiệu hóa các bào tử đó.
Bởi vậy mật ong chưa qua xử lý có thể gây táo bón, ngộ độc, hôn mê, thậm chí khiến bé mất mạng. Không cho trẻ ăn mật ong ít nhất đến khi trẻ được 1 tuổi.
Phô mai lên men
Phô mai không chỉ ngon mà còn chứa nhiều canxi, vitamin và protein. Tuy nhiên không phải loại phô mai nào cũng tốt cho trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tránh ăn các loại phô mai lên men và mốc. Những loại phô mai này thường chứa vi khuẩn listeria có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Bạn nên cho con ăn các loại phô mai nhẹ khác như phô mai tươi, kem phô mai và những loại phô mai cứng cho trẻ từ sáu tháng tuổi.
Xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn, đồ đóng hộp
Trẻ em không nên ăn quá nhiều xúc xích hay các loại thịt đã qua chế biến sẵn. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ cho biết cứ 50 gram thịt chế biến sẵn sẽ làm bạn tăng khả năng mắc bệnh ung thư trực tràng lên 18%. Họ cũng khuyên mọi người nên hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư.
Bisphenol-A (BPA) là một chất độc hại được tìm thấy trong nhiều vật liệu đóng hộp, rất có thể chất này sẽ bị lẫn vào thức ăn trong hộp. Điều này có thể gây hại đến trí não và hệ sinh sản của trẻ, thậm chí gây ra ung thư.
Vì vậy, bạn hãy dùng những nguyên liệu tươi ngon để chế biến đồ ăn thay vì sử dụng đồ đóng hộp bảo quản lâu ngày.
Gia vị
Trẻ dưới 1 tuổi thì không thể ăn bất kỳ gia vị nào như mắm, muối, hạt nêm, đường, kể cả nước sốt cà chua, nước trộn salad... bởi nó sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày và thận.
Với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ cần cung cấp 0,4g muối. Trong khi hàm lượng này đã hoàn toàn được đáp ứng bởi sữa mẹ, sữa công thức và trong các thực phẩm tự nhiên khi bé ăn dặm.
Lưu ý: Nhiều người từng nghĩ đau dạ dày là bệnh chỉ gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nhưng theo PGS.TS Lê Bạch Mai, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trên Báo Tuổi Trẻ, bà đã từng gặp những bệnh nhi viêm dạ dày, đau dạ dày. Mặt khác, có thể do trẻ không biết mô tả cơn đau nên nhiều bậc cha mẹ nhầm với các cơn đau do giun và trì hoãn việc khám bệnh, cho đến khi thấy không bớt đau mới đưa trẻ đi khám thì bệnh đã ở trong tình trạng nghiêm trọng: loét sâu, xuất huyết...